Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 (1)Đoạn rồi nàng tắm gội sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: -(2) Kẻ bạc...
Câu hỏi :

(1)Đoạn rồi nàng tắm gội sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

-(2) Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. (3)Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ.(4) Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(5)Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết. (6)Chàng tuy giận là nàng thất tiết, nhưng thấy nàng tự tận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng, nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả.(7) Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:

- (8)Cha Đản lại đến kia kìa!

(9)Chàng hỏi đâu.(10) Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:

-(11) Đây này!

(12)Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. (13)Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!

Câu 1 :điền vào ô trống

-Câu trần thuật:

-Câu cầu khiến:

 -Câu đặc biệt:

 -câu nghi vấn:

-Câu đơn:

-Câu phủ định:

-Câu cảm thán:

-Câu ghép:

-Câu bị động:

 2,viết 1 câu đơn bị động diễn tả hoàn cảnh của nhân vật vũ nương

Lời giải 1 :

 Câu 1:

- Câu trần thuật: "Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha đản."

- Câu cầu khiến: "Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ."

- Câu đặc biệt: "Đây này!"

- Câu nghi vấn: Không có

- Câu đơn: "Chàng hỏi đâu."

+ CN: Chàng

+ VN: Hỏi đâu

`->` Câu đơn do một cụm C-V tạo thành

- Câu phủ định: Không có

- Câu cảm thán: Không có

- Câu ghép: "Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!"

+ TN: Bấy giờ

+ CN1: Chàng 

+ VN1: Mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ

+ CN2: Việc

+ VN2: Trót đã qua rồi

`->` Câu ghép gồm 2 vế câu, nối với nhau bằng quan hệ từ "nhưng" và dấu ","

- Câu bị động: Không có

Câu 2: Câu đơn bị động diễn tả hoàn cảnh Vũ Nương: Nàng Vũ Nương bị buộc vào đường cùng, phải lấy cái chết để minh oan cho nỗi lòng mình.




 

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Câu 1:

-Câu trần thuật:Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết.

-Câu cầu khiến:Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám.

-Câu đặc biệt:Đây này

-Câu nghi vấn:  không có

-Câu đơn:Đoạn rồi nàng tắm gội sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

CN: nàng

VN:tắm gội sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng

- Câu phủ định: không có

-Câu cảm thán: không có

-Câu ghép:Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng

TN:Một đêm phòng không vắng vẻ

CN1:Chàng

VN1: ngồi dưới ngọn đèn khuya

CN2: đứa con

VN2: chợt nói rằng

-Câu bị động: không có

Câu 2:

Câu đơn bị đọđộng diễn tả hoàn cảnh của Vũ Nương: Vũ Nương bị chồng nghi oan thất tiết

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK