Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng chợ thời xa Ao sâu nước cả khôn chài...
Câu hỏi :

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây ,cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn , mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta.

( Bạn đến chơi của Nguyễn Khuyến)
1. Chỉ ra vần của bài thơ.
2. Điệp ngữ "Bác" mở đầu và kết thúc có ý nghĩa gì?
3. Cụm từ "Ta với ta" kết thúc bài thơ em hiểu là từ đồng âm hay từ đồng nghĩa? Ý nghĩa của cụm từ trên.

Lời giải 1 :

`@` 1. Vần của bài thơ là vần chân: nhà - xa - cá -gà -hoa -ta và vần liền: nhà -xa -cá -gà 

`@ ` 2. Điệp ngữ ''Bác'' mở đầu có ý nghĩa:

`-> `Là tâm trạng đột ngột, bất ngờ, chưa kịp thích ứng đối với người bạn cũ đến nhà chơi

`@` Điệp ngữ ''Bác'' kết thúc có ý nghĩa:
`->` Là khi tác giả đã nhận ra rằng dù không có gì tiếp đãi bạn thì tình bạn vẫn luôn đậm sâu ,không hề phai mờ 

`@` 3. Em hiểu ''ta với ta'' là từ đồng âm. 

`->` Ý nghĩa:

`@` Ta với ta: Không phải chỉ là bản thân tác giả mà chỉ hai người riêng biệt: bản thân tác giả với người bạn đến chơi nhà. Đó là mối liên hệ giữa tình tri kỉ, tình bạn thân, từ ''ta'' ở đầu câu là nói về mình, người viết lên bài thơ, còn chữ ''ta'' ở cuối câu là nói về cả hai, chỉ sự chung, hợp nhất. Đồng thời, cụm từ này còn nói lên được tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của Nguyễn  Khuyến khi đã ngộ ra ý nghĩa thiêng liêng của tình bạn thật sự, đó không phải là hao phí vật chất, tiền bạc mà là tình cảm chân thành, trân trọng nhau. 

Lời giải 2 :

$#Arii$

`1.`

`-` Cách gieo vần của bài thơ :

`@` Vần liền : "nhà" `-` "xa" `-` "cá" `-` "gà".

`@` Vần chân : "nhà" `-` "xa" ; "xa" `-` "cá" ; "cá" `-` "gà".

`⇒` Vần được gieo khá linh hoạt.

`2.`

`-` Điệp ngữ :

`@` Mở đầu : "Đã bấy lâu nay bác tới nhà".

`@` Kết thúc : "Bác đến chơi đây ta với ta".

`-` Tác dụng : 

`@` Tăng sức gợi hình, gợi cảm và tính diễn đạt cho câu thơ. Từ đó, giúp cho lời thơ trở nên sinh động, cuốn hút và có ấn tượng mạnh hơn đối với độc giả.

`@` Khơi gợi nỗi buồn và sự trân trọng những kỷ niệm đẹp trong một chiều sâu tâm hồn chất chứa tâm trạng của tác giả. Qua đó, hình dung đến sự vắng bóng của người bạn cũ mà nhà thơ vẫn hằng nhớ mong.

`@` Thể hiện sự tôn kính và gắn bó của tác giả với người bạn cũ của mình tựa như một lời gọi thân tình. Qua đó, nhấn mạnh tình cảm chân thành và sự quý trọng dành cho người bạn của tác giả.

`3.`

`-` Theo ý hiểu của em, cụm từ "ta với ta" là từ đồng nghĩa.

`-` Cụm từ trên với sự hiện diện của hai từ "ta" đều mang ý nghĩa là đang ám chỉ tới tác giả. Tác giả đã khắc họa lại bản thân mình nhằm cho thấy rằng, khi người bạn ấy không còn cạnh bên nữa, ông đã vô cùng cô đơn và lạc lõng giữa dòng đời với một tấm thân một mình. Qua đó, nhà thơ nhấn mạnh những kỷ niệm giữa mình và "bác", dù giờ chỉ còn lại trong tâm trí với những vấn vương giàu sự trăn trở nội tâm.

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK