Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 cho đoạn trích sau:          Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng, đầu của...
Câu hỏi :

cho đoạn trích sau:
         Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng, đầu của mùa Xuân, người tại càng  trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trắng đừng thương gió; ai cắm được trai thương gái, ai cắm được mẹ yêu con, ai cắm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
          Ơi ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa Xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chổi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đổi mùa giao tiên nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sống hỗ rung động trong cuộc đôi thay thường xuyên của cuộc đời? Mả người thiểu phụ nữ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hy vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngẫm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?

câu 1 đoạn trích sử dụng ptbd nào?Dựa vào đâu để khẳng định điều đó ?
câu 2 tác giả đã sử dụng các bptt nào?nêu tác dụng của bptt đó 

Lời giải 1 :

Câu 1:

- PTBĐ: Biểu cảm

- Để khẳng định điều đó, ta căn cứ vào:

+ Câu cảm thán: "Ơi ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ!"

+ Hàng loạt từ ngữ thể hiện thái độ, tình cảm của chủ thể trữ tình: "thương", "yêu", "chuộng", "mê luyến",...

+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, đặc biệt là điệp ngữ và câu hỏi tu từ.

+ Văn phong lai láng hồn người, dạt dào cảm xúc.

Câu 2: BPTT và tác dụng:

- Điệp cấu trúc: "....đừng thương...", "ai cấm được...."

`=>` Tạo âm hưởng, giữ nhịp cảm xúc cho đoạn văn. Nhấn mạnh, khẳng định: tình yêu mùa xuân chính là quy luật bất biến, rằng vạn vật trên đời đều dành tình cảm đặc biệt đối với mùa xuân, không có bất kì ngoại lệ nào khác.

- Câu hỏi tu từ:

+ "Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn?"

+ "Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đổi mùa giao tiên nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời?"

+ "Mà người thiếu phụ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hy vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngẫm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?"

`=>` Bộc lộ những xúc cảm, rung động mạnh mẽ của con người trước sức xuân, trước thời khắc giao thoa của tự nhiên và đợi chờ tình xưa nghĩa cũ. Mùa xuân có ý nghĩa đối với đất trời và lòng người, đem đến niềm tin, hi vọng về một cuộc sống mới. Mùa xuân còn là mùa của biết bao biến chuyển.

Lời giải 2 :

1.- PTBĐ : Biểu cảm

   - Căn cứ : Bài văn chủ yếu miêu tả đời sống con người một cách mê hoặc và chân thực. Tập trung vào con người, xã hội, nhân sinh, thể hiện sự quan tâm và tình cảm đối với cuộc sống và con người.

2. Điệp cấu trúc : "... đừng thương...", "ai cấm được..."

Tác dụng : Khẳng định ai cũng chuộng mùa xuân, những sự việc hiển nhiên không bao giờ dừng lại cũng như việc không bao giờ có người hết yêu mùa xuân.

. . . . . 

Câu hỏi tu từ : 

+ "Em yêu mùa Xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chổi mận ở ngoài vườn?"

+ "Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đổi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sống hỗ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời?"

+ "Mà người thiếu phụ nữ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngẫm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?"

Tác dụng : Tạo sự chú ý của người đọc, người nghe vào nội dung mà tác giả muốn biểu đạt. Hàng loạt câu hỏi tu từ ở đây đều hướng đến vừa lí giải, vừa trả lời về nguyên cớ yêu mùa xuân của con người.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK