Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Bài 1:Chỉ ra các biện pháp tu từ trong 2 phần dưới đây và nêu rõ tác dụng của 2...
Câu hỏi :

Bài 1:Chỉ ra các biện pháp tu từ trong 2 phần dưới đây và nêu rõ tác dụng của 2 phần đó(phần tác dụng nêu được Tác dụng về Nội dung,Tác dụng về cảm xúc nha)

a)Mùa xuân dã tràn về phủ hơi ấm lên mặt đất và không gian. Dù cái lạnh còn phảng phất nhưng đã nghe trong gió cái nồng nàn của sự sinh sôi. Tiếng cỏ bật mầm non tí tách dưới mưa xuân. Tiếng chồi non khe khẽ cựa mình trong ánh sáng. Buổi chiều nhẹ như tơ vương.

b)Mùa xuân đi dạo ngoài đồng như bà chủ trẻ tuổi. Chỉ cần bà chủ đó liếc nhìn xuống một cái khe là con suối lập tức bắt đầu chảy róc rách. Trích Chiếc nhẫn bằng thép, Pau-tốp-xki.) "

Ai là nhanh và chi tiết cho 5 sao và câu trả lời hay nhất

Lời giải 1 :

__ღ____

a , 

⇒ BPTT : Nhân hóa 

+ Tiếng cỏ bật mầm non tí tách dưới mưa xuân.

+ Tiếng chồi non khe khẽ cựa mình trong ánh sáng.

→ T/d :

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm 

+ Khiến cho hình ảnh mầm non , chồi non như đẹp hơn trong mùa xuân . Hình ảnh cỏ cây được nhắc đến trong bài cũng trở nên sinh động hơn như được tô lên chút tâm hồn trong sáng như ngòi bút của người nghệ sĩ . 

+ Ngoài ra , hình ảnh được nhân hóa khiến người đọc thấy hình ảnh ấy như nhí nhảnh hơn , ngộ nghĩnh hơn bao giờ hết . 

⇒ BPTT : So Sánh 

+ Buổi chiều nhẹ như tơ vương

→ T/d : 

+ Tăng sức gợi hình , gợi cảm 

+ Khiến hình ảnh như đẹp hơn , giàu sức biểu cảm hơn . Việc sử dụng biện pháp so sánh khiến cho buổi chiều như một sợi tơ mỏng manh nhưng đầy sâu sắc và ý nghĩa về mùa xuân tươi đẹp . Ngoài ra , còn khiến cho hình ảnh ấy trở nên cuốn hút , thu hút người đọc .

+ Qua đó , nhấn mạnh vẻ đẹp của buổi chiều trong vắt , đẹp tuyệt . Người đọc cũng phải lay động trước vẻ đẹp đó . 

___________

b, 

⇒ BPTT : Nhân hóa 

+ Mùa xuân đi dạo ngoài đồng như bà chủ trẻ tuổi .

→ T/d : 

+ Tăng sức gợi hình , gợi cảm 

+ Khiến hình ảnh mùa xuân như có hồn . Trở thành một bà chủ trẻ tuổi nhưng đẹp như bà tiên vậy . Mùa xuân đã thực sự có nét đẹp về tâm hồn qua hình ảnh nhân hóa đặc sắc , hình ảnh ấy đã đánh dấu một hình ảnh xuân đầy cuốn hút . 

+ Ngoài ra , biện pháp tu từ ấy đã khiến cho hình ảnh màu xuân trở nên đặc biệt hơn trong lòng độc giả , hình ảnh mùa xuân ấy như vẫn còn tồn tại mãi là một bà chủ trẻ tuổi của vạn vật . 

Lời giải 2 :

a, So sánh : "Buổi chiều nhẹ như tơ vương"

Tác dụng : Khắc họa khung cảnh buổi chiều nhẹ nhàng như một sợi tơ còn vương đó làm ta khó thể nắm bắt mà chỉ thưởng thức vẻ đẹp của nó mà thôi, đó là vẻ đẹp êm đềm, nhẹ nhàng, mông lung, khó nắm bắt, níu giữ của bức tranh về buổi chiều xuân bình yên.

. . . 

Nhân hóa : "Tiếng cỏ bật mầm non tí tách dưới mưa xuân", "Tiếng chồi non khe khẽ cựa mình trong ánh sáng"

Tác dụng : Giúp người đọc liên tưởng tới khung cảnh mùa xuân đã về và đem tới sự tươi mới cả làn không khí xuân tươi trẻ và khỏe khoắn. Của những mầm non vươn mình của sự vật thiên nhiên đổi thay xung quanh ta. Mỗi khoảnh khắc của mùa xuân đẹp tuyệt vời biết mấy.

.  .  .  .  .  .

b, So sánh : "Mùa xuân đi dạo ngoài đồng như bà chủ trẻ tuổi"

Tác dụng : Không chỉ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm mà còn cho thấy vẻ đẹp hài hòa của mùa xuân đẹp đẽ như thế nào mà còn cho thấy sự uy quyền của mùa xuân.

. . . 

Nhân hóa : "Mùa xuân đi dạo ngoài đồng", "con suối lập tức bắt đầu chảy róc rách"

Tác dụng : Làm cho bức tranh mùa xuân thêm phần thân thiện, gần gũi hơn, gợi tả năng lực của mùa xuân.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK