Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Giúp tớ vss Phrăng là một cậu bé ham chơi , lười nhác nhưng rất yêu mến và trân trọng...
Câu hỏi :

Giúp tớ vss

Phrăng là một cậu bé ham chơi , lười nhác nhưng rất yêu mến và trân trọng tiếng Pháp. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo lối diễn dịch để phân tích nhân vật chú bé chú đang trong văn bản.

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.

Trời sao mà ấm đến thế, trong trẻo đến thế!

Nghe thấy sáo hót ven rừng và trên cánh đồng Ríp-pe, sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

Khi qua trước trụ sở xã, tôi thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che. Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: Lại có chuyện gì nữa đây?.

Bác phó rèn Oát-stơ đang đọc cáo thị cùng cậu học việc thấy tôi chạy qua liền lớn tiếng bảo:

- Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm!

Tôi tưởng bác chế nhạo tôi và tôi hổn hển thở dốc, bước vào khoảng sân nhỏ nhà thầy Ha-men.

Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố, nào tiếng ngăn bàn đóng mở, tiếng mọi người vừa đồng thanh nhắc lại rất to các bài học, vừa bịt tai lại cho dễ thuộc và tiếng chiếc thước kẻ to tướng của thầy gõ xuống bàn:

- Yên một chút nào!

Tôi định nhân lúc ồn ào, hỗn độn ấy lẻn vào chỗ ngồi để không ai trông thấy; nhưng đúng ngày hôm đó, mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Qua cửa sổ mở, tôi thấy các bạn đã ngồi vào chỗ, và thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Phải mở cửa đi vào giữa sự lặng ngắt đó, các bạn tưởng tượng xem tôi đỏ mặt tía tai và sợ đến chừng nào!

Thế mà không. Thầy Ha-men nhìn tôi chẳng giận dữ và bảo tôi thật dịu dàng:

- Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.

Tôi bước qua ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa.

Ai nấy đều có vẻ buồn rầu; và cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần cũ đã sờn mép để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách.

Tôi còn đang ngạc nhiên về tất cả những điều đó thì thầy Ha-men đã bước lên bục, rồi vẫn với giọng dịu dàng và trang trọng như lúc tôi mới vào, thầy nói với chúng tôi:

- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

Mấy lời đó làm tôi choáng váng. A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã.

Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!...

Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!... Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ...

Lời giải 1 :

`#kthy.`

Do tớ bị lỗi Telex nên không viết ''Phrăng'' được nên cậu sửa ''Phrang'' thành ''Phrăng'' giúp mình nhé.

   Phrăng là một cậu bé ham chơi, lười nhác nhưng rất yêu mến và trân trọng tiếng Pháp. Mở đầu tác phẩm, Phrăng hiện lên là một cậu bé ham chơi, lười học. Phrang Một đứa trẻ có thể bỏ học nghe tiếng thổi sáo với lính Phổ trong quá trình huấn luyện. Khi biết đây là buổi học Pháp văn cuối cùng, Phrang cảm thấy hối hận vì những ngày tháng lười học, nuối tiếc những quyển sách ngữ pháp, thánh sử từng chán ghét. ''Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ'' - Phrang trân trọng thầy Ha - men- người đã dạy dỗ tiếng Pháp cho mình, rất hối hận khi sẽ nghĩ mình sẽ không thể gặp thầy lần nào nữa. Từ ham chơi, lười học, Phrang trở nên nghiêm túc, tập trung trong buổi học cuối cùng. Cậu bé cảm thấy buồn bã, hối hận khi nhận ra đây là lần cuối cùng được học tiếng Pháp. Thông qua Phrang, tác giả muốn nhắc nhở mọi người hãy trân trọng ngôn ngữ, văn hóa đất nước, trân trọng thời gian học tập của mình phát triển những giá trị tốt đẹp của đất nước.

Lời giải 2 :

$#Arii$

`⇒` Dưới ngòi bút miêu tả thực chân của tác giả, nhân vật Phrăng hiện lên là một cậu bé ham chơi, lười nhác nhưng lại mang trong mình một tình yêu lớn lao đối với tiếng mẹ đẻ của mình `-` tiếng Pháp. Vén màn tác phẩm, câu chuyện được khắc họa lên là sự lo lắng khi trễ giờ đến lớp của cậu bé Phrăng. Cậu mang trong mình tâm trạng rối bời, lo lắng không phải do sợ bị phạt vì đến trễ, cậu sợ bị phạt do mình chưa thuộc bài, ngay cả kh thầy Ha-men đã dặn dò bài học về phân từ rất kĩ. Để rồi, sự cám dỗ của thiên nhiên và những âm thanh từ cuộc sống xung quanh đã khiến cậu chần chừ, do dự hồi lâu mà không chịu đến lớp. Tưởng chừng như chỉ là một chi tiết đơn giản, nhưng chính nó lại là biểu tượng đại diện cho một tâm hồn trẻ trung và khát khao được tự do của Phrăng. Cám dỗ thì khó có thể tránh được, đến cuối cùng, khi tới lớp, bầu không khí trang trọng và buồn bã trước mắt cậu lúc này chỉ còn là lời báo hiệu cho sự kết thúc của một thời kỳ... Lúc bấy giờ, Phrăng từ một cậu bé vốn ham chơi, lười nhác lại biết nuối tiếc và ân hận trước những gì đã qua. Phrăng cảm thấy hối tiếc về những giờ phút đã lãng phí trong việc học, những quãng thời gian còn cơ hội được học thì cậu lại sẵn tay quẳng đi. Để rồi, những cuốn sách trước đây cậu từng chán ghét giờ đây lại trở thành những người bạn quý giá, những giờ phút học tập chán ngắt đối với cậu lại trở thành sự nuối tiếc sau này. Nhân vật Phrăng hiện thân là một cậu bé có sự chuyển biến tâm lý mạnh mẽ, từ một cậu bé vô tư, lười nhác lại trở thành một người có thể nhận thức được giá trị của kiến thức và tình cảm gắn bó với người thầy. Qua đó, tác giả đã thành công gán ghép những bài học cao quý về tình yêu quê hương, ngôn ngữ và lòng tự hào dân tộc trong bối cảnh lịch sử đầy biến động dưới góc nhìn của một cậu bé hồn nhiên, giàu tình yêu quê hương, yêu ngôn ngữ mẹ đẻ mang tên Phrăng này!

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK