Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 a) tên bài thơ, hoàn cảnh sáng tác + ý nghĩa nhan đề b) "người đồng mình" được hiểu như...
Câu hỏi :

a) tên bài thơ, hoàn cảnh sáng tác + ý nghĩa nhan đề

b) "người đồng mình" được hiểu như thế nào? cảm xúc của tác giả với "người đồng mình" thể hiện qua những từ ngữ nào?

c) Chỉ ra 1 bptt trong đoạn thơ, phân tích tác dụng.

image

a) tên bài thơ, hoàn cảnh sáng tác + ý nghĩa nhan đề b) "người đồng mình" được hiểu như thế nào? cảm xúc của tác giả với "người đồng mình" thể hiện qua những t

Lời giải 1 :

`@` a) Bài thơ '' Nói với con'' ( của Y Phương) 

`-` Hoàn cảnh sáng tác:

`=>` Bài thơ được sáng tác vào năm 1980 , lúc đất nước vừa hòa bình, độc lập nhưng trong đó còn gặp nhiều vất vả, gian nan, khó khăn. Thấu hiểu điều đó, Y Phương đã sáng tác ra bài thơ này nhằm nhắn nhủ về cội nguồn nuôi dưỡng đến thế hệ con cháu sau này , đồng thời cũng bộc lộ cảm xúc, tình yêu thương đối với quê hương, tổ quốc của mình. 

`-` Ý nghĩa nhan đề:

`=>` Nhan đề ''Nói với con'' có ý nghĩa là lời tâm sự, tâm tư của Y Phương đối với đứa con thơ, bé bỏng của mình để biết về cái nôi nuôi dưỡng, cội nguồn và từ đó càng làm tăng thêm phần trân trọng, thương yêu đối với quê hương 

`@` b) ''Người đồng mình'' được hiểu là người cùng quê, người vùng mình 

`->` Cảm xúc của TG với ''người đồng mình'' thể hiện qua từ:

`+` Thương lắm, cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn

`@` c) BPTT có trong bài thơ: 

`@` Điệp ngữ : Sống , không chê

`-` Tác dụng:

`+` Tăng vẻ gợi hình, gợi tả

`+` Tăng sức diễn đạt, làm cho sự biểu đạt thêm sinh động

`+` Nhằm nhấn mạnh những nổi vất vả, lam lũ của người đồng mình nhưng không hề nản chí, nhụt lòng, bên cạnh đó lại luôn  tình nghĩa , thủy chung với quê hương .

`@` So sánh:

`=>` Sống như sông như suối

`-` Hình ảnh so sánh: Sống- sông, suối

`@` Tác dụng:

`+` Tăng vẻ gợi hình, gợi tả

`+` Tăng sức diễn đạt, làm cho sự biểu đạt thêm sinh động

`+` Nhằm khắc họa, miêu tả nổi bật ý chí kiên cường, nghị lực cao lớn, vẻ đẹp trong lành như ''sông, suối'' tinh khiết của người đồng mình

Lời giải 2 :

$\color{#db1616}{\texttt{#BESKAAY}}$

`1)`  Tên bài - sáng tác - ý nghĩa nhan đề:

a)  Tên bài: Nói với con ( Y Phương ).

b)  Hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ được sáng tác vào năm `1980 -` những năm mà đất nước đang rất khó khăn để khôi phục lại kinh tế nước nhà sau ngày thống nhất, đặc biệt là Cao Bằng `-` quê hương tác giả vừa trải qua đợt chiến tranh tàn khốc, ác liệt của cuộc chiến giữ gìn biên giới, nhiều người phải dời bỏ quê hương mà đi tìm một kế sinh nhai tạm thời sống sót. 

c)  Ý nghĩa của nhan đề:

Vào năm `1980` là khi nhà thơ được làm cha `-` vợ ông sinh được đứa con đầu lòng rất dễ thương, ông bèn gửi gắm lời tâm sự của bản thân qua bài thơ "Nói với con" của tác giả, đó là lời tâm sự của nhà thơ với cô con gái đầu lòng, cũng là lời nhắn nhủ với cộng đồng về niềm tự hào, sự gắn bó với quê hương, đất nước.

`2)`  Nghĩa của "người đồng mình", cảm xúc tác giả:

a)  Ý nghĩa của "người đồng mình" ám chỉ những người đồng bào, người dân, người bạn, người của quê hương trong cộng đồng của nhà thơ. 

b)  Khi nói về người đồng mình, tác giả dùng những từ ngữ vô cùng đáng yêu và tinh tế như "yêu lắm con ơi", "thương lắm con ơi",..... Thông qua lời kể những lời kể về người đồng mình, tác giả muốn nhắn nhở rằng: người đồng mình đáng yêu, đáng quý, biết sống cao cả và tự trọng. Con mang trong mình truyền thống của quê hương, của gia đình, đó là sức mạnh để con khẳng định bản thân trong cuộc sống. Đó là tầm vóc của lý trí, của văn hóa cộng đồng mà nhà thơ gửi gắm trong lời tâm sự đó. Khác với những lời khuyên nhủ về sự khiêm tốn hay nhún nhường thông thường, Y Phương đã đem đến cho thế hệ sau này niềm tự hào kiêu hãnh của những đứa trẻ quê hương khi bước ra cuộc sống. 

`3)`  Chỉ ra BPTT - phân tích tác dụng:

`@`  BPTT: So sánh ( như suối, như sông ).

`=>` Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn dạt cao. Hình ảnh được so sánh trở nên ngày càng sinh động và hấp dẫn. Biện pháp so sánh nhằm gợi liên tưởng con người sống có đầy ý chí và bản lĩnh, biết vượt qua khó khăn bằng sự bền bỉ, mềm mại nhưng cũng hết sức mạnh mẽ.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK