Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 tìm 5 ví dụ thơ, văn có sử dụng câu hỏi tu từ và nêu tác dụng câu hỏi 7136335
Câu hỏi :

tìm 5 ví dụ thơ, văn có sử dụng câu hỏi tu từ và nêu tác dụng

Lời giải 1 :

`@` Bài ''Làng'' của Kim Lân :

"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? ''

''Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?''

''Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?" 

`=>` Tác dụng: 

`+` Giúp cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn; tăng sức gợi hình, gợi cảm; tạo ấn tượng cho người đọc, người nghe.

`-` Thể hiện nỗi đau khổ tột cùng, tâm trạng buồn tủi, túng quẫn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây 

`@` Bài ''Bác ơi'' của Tố Hữu

"Bác đã đi rồi sao Bác ơi!''

`=>` Tác dụng: 

 `+` Giúp cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn; tăng sức gợi hình, gợi cảm; tạo ấn tượng cho người đọc, người nghe.

`-` Thể hiện lòng yêu quý, kính trọng Bác , bên cạnh đó cũng là nỗi xúc động khôn nguôi, lời thương xót , tiếc nuối tha thiết, diết da về sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại

`@` Bài Quê Hương - Tuấn Vũ

''Quê hương là gì hở mẹ''

`=>` Tác dụng:

`+` Giúp cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn; tăng sức gợi hình, gợi cảm; tạo ấn tượng cho người đọc, người nghe.

`-` Lấy lời nói của trẻ thơ để nổi bật lên hình ảnh quê hương 

`-` Thể hiện tình yêu thương , tình cảm trân quý sâu sắc, thiết tha của người viết đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình - quê hương.

`@` Bài ''Ông đồ'' của Vũ Đình Liên

Người thuê viết nay đâu?

`=>` Tác dụng:

`+` Giúp cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn; tăng sức gợi hình, gợi cảm; tạo ấn tượng cho người đọc, người nghe.

`-` Thể hiện sự buồn bã, phong cảnh ảm đạm, mặc dù càng ngày càng có nhiều người đến nhưng người thuê viết lại ít dần hẳn đi 

`-` Lên án, trách móc về thái độ thay đổi của con người - có mới nới cũ

`-` Thể hiện sự thương xót, cảm thông, xót xa 

`@` Bài Nhớ rừng của Thế Lữ

''Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ''

`=>` Tác dụng:

`+` Giúp cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn; tăng sức gợi hình, gợi cảm; tạo ấn tượng cho người đọc, người nghe.

`-` Thể hiện được nỗi niềm buồn tủi, thất vọng khi thời oanh liệt đã bị dập tắt, khi chỉ còn là quá khứ 

 

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 $1.$

Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ

                             (Dừa ơi-Lê Anh Xuân)

Câu hỏi tu từ: người bao nhiêu tuổi

`->` Tác dụng: làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt và thể hiện sự ngạc nhiên khi thấy dừa chẳng thay đổi mà vẫn xanh tươi. Hay chính là sự mộc mạc, dung dị không bao giờ thay đổi của quê hương. Qua đó, tác giả bộc lộ sự trân trọng và tình yêu da diết với quê hương.

$2.$

       Thân em như trái bần trôi

  Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

                                          (Ca dao)

Câu hỏi tu từ: gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

`->` Tác dụng: làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đây là câu hỏi đầy chua sót của những số phận người phụ nữ bạc phận, long đong, lận đận chẳng thể làm chủ cuộc đời của chính mình mà đành phải để mặc cho phận đời xô đẩy. Qua đó, tác giả dân gian thể hiện sự xót xa, thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến .

$3.$

 Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Thịt da em hay là sắt là đồng?

                                 (Người con gái Việt Nam-Tố Hữu)

`->` Tác dụng: làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Qua đó, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của người con gái Việt Nam. Họ gan dạ, dũng cảm và mạnh mẽ. Những câu hỏi tu từ là những tình cảm trân trọng, ngợi ca và tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nhữ Việt Nam.

$4.$

Bây giờ Mận mới hỏi Đào

Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?

                                       (Ca dao)

`->` Tác dụng: làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo nên sự hài hòa cho câu thơ. Qua đó, người con trai muốn bày tỏ tình cảm của mình với người con gái. Cách tỏ tình mang dáng dấp của một câu hỏi giúp cho lời thơ thêm ý tứ, nhẹ nhàng nhưng vẫn thể hiện được mong muốn của chàng trai.

$5.$

Thời oanh liệt nay còn đâu?

                                 (Nhớ rừng-Thế Lữ)

`->` Tác dụng: làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Bộc lộ được cảm xúc bất lực đến tột cùng của con hổ trong vườn bách thú khi thời oanh liệt làm chúa sơn lâm giờ chỉ còn trong dĩ vãng. Đó cũng chính là cảm xúc của Thế Lữ và những người thanh niên trí thức yêu nước khi thấy cảnh mất nước

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK