Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc...
Câu hỏi :

“Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.

Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối, sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.

Câu `1` Xác định phương biểu đạt chính và chủ đề của văn bản trên.

Câu `2` xét về mục đích nói, câu văn. Hãy bung nở đọa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.” thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?
Câu `3`  Phân tích một biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn trích trên.
Câu `4`: Nếu hàm ý của câu: “Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. Từ đó, em rút ra bài học gì trong cuộc sống cho chính bản thân mình?

Lời giải 1 :

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

- Chủ đề: tinh thần tự học và phương pháp học đáng ngưỡng mộ của Bác trên con đường cứu nước, cứu dân, dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.

Câu 2.

- Một phép liên kết và một thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích:

+ phép liên kết: phép lặp: "Bác"

+ thành phần biệt lập: thành phần phụ chú: "La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba";  "sau khi đi làm về"

Câu 3.

- Trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn, Bác Hồ đã tìm ra được những phương pháp học cho riêng mình: 

+ Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rỗi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp.

+ Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi

+ Tối tối, sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào.

+ Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.

- Từ đó, em rút ra bài học trong cuộc sống cho chính bản thân mình:

+ Cần rèn luyện nhiều hơn tính tự học.

+ Nuôi dưỡng cho mình sự ham học, tìm hiểu, khám phá những kiến thức, những điều mới mẻ để mở mang tầm hiểu biết. 

+ Học dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào có thể học.

Câu 4.

-  Thái độ và tình cảm mà người viết dành cho Bác Hồ trong đoạn trích trên:  ngưỡng mộ, cảm phục trước tinh thần tự học và cách học tiếng nước ngoài của Bác để phục vụ công việc, sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là cho công cuộc cứu nước, cứu dân.

Lời giải 2 :

`#kthy.`

`1)`

`-` PTBD: Tự sự `(` kể lại `1` câu chuyện `)`

`-` Chủ đề:  Bác Hồ học tiếng Pháp trong hoàn cảnh thiếu thốn khó khăn khi mới đặt chân lên đất Pháp.

`2)`

`-` Phép liên kết: 

`+` Phép nối: ''Vì thế''

`+` Phép lặp: ''Bác''

`+` Phép thế: ''hai người lính trẻ'' `-` ''họ''

`-` Thành phần biệt lập:

`+` Thành phần phụ chú: ''Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp''

`3)`

`-` Trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn, Bác Hồ đã tìm ra được những phương pháp học cho riêng mình:

`+` Tìm kiếm cơ hội học tập mọi lúc mọi nơi: học từ hai người lính Pháp trên tàu, học từ sách, học từ thực tế cuộc sống

`(` Dẫn chứng: ''Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi.'' `)`

`+` Bác tự giác, chủ động và rất kiên trì ''Nhất định phải học nói, học viết cho kỳ được'', ghi chép từ mới mỗi tối, học được chữ nào ghép thành câu ngay

`-` Từ đó, em rút ra bài học:

`+` Phải luôn nổ lực, cố gắng và kiên trì

`+` Luôn ham học hỏi, tận dụng mọi cơ hội để học tập, trau dồi kiến thức.

`+` Phải sáng tạo trong cách học của mình, phải ''vừa học vừa hành'' thì mới giỏi được.

`4)`

`-` Thái độ và tình cảm mà người viết dành cho Bác Hồ trong đoạn trích trên:

`+` Kính trọng và ngưỡng mộ ý chí nghị lực trong học tập của Bác dù hoàn cảnh khó khăn

`+` Tự hào về tinh thần ham học hỏi và lòng yêu nước của Bác Hồ

`+` Biết ơn Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về học tập cho thế hệ trẻ

`(` Dẫn chứng: Tác giả thể hiện qua những lời văn kể về cách Bác học tập một cách cụ thể và có ý nhấn mạnh `).`

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK