Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ trong các câu sau : a)          Bên này...
Câu hỏi :

    Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ trong các câu sau :

a)          Bên này là núi uy nghiêm

     Bên kia là cánh đồng liền chân mây

             Xóm làng xanh mát bóng cây

     Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời

b)     Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà

        Miền nam mong bác, nỗi mong cha

c)          Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

      Như đứng đống lửa như ngồi đống than

d)     Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

        Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

e)     Mẹ già như chuối ba hương

        Như xôi nếp mật

        Như đường mía lau

g)          Chỉ có thuyền mới hiểu

             Biển mênh mông nhường nào

             Chỉ có biển mới biết

             Thuyền đi đâu về đâu

h)     Em thấy cả trời sao

        Xuyên qua từng kẽ lá

        Em thấy từng cơn mưa rào

        Ướt tiếng cười của bố

Lời giải 1 :

`@` `speical`

`a)` " Bên này là núi uy nghiêm  

   Bên kia là cánh đồng liền chân mây          

   Xóm làng xanh mát bóng cây      

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời"

`-` BPTT: 

`+` Đảo ngữ: 

`@` "Xanh mát bóng cây" `->` bóng cây xanh mắt

`@` "trắng cánh buồm" `->` cánh buồm trắng

`+` Nhân hóa:

`@` "Núi uy nghiêm"

`+` Liệt kê:

`@` Bên này núi, bên kia cánh đồng

`-` Tác dụng:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn thêm sinh động `-` giàu hình ảnh

`+` Tạo vần nhịp cho câu văn

`+` Khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước qua cảnh vật thiên nhiên

`b)` " Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà    

    Miền nam mong bác, nỗi mong cha"

`-` BPTT:

`+` Điệp ngữ: "nhớ"

`+` Liệt kê: nhớ nhà, mong cha

`+` Hoán dụ: miền Nam `->` người dân miền Nam

`-` Tác dụng:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn thêm sinh động `-` giàu hình ảnh

`+` Tạo vần nhịp cho câu văn

`+` Bác nhớ miền Nam, là nỗi nhớ, tình yêu quê hương đất nước mà vị lãnh tụ dân tộc giành cho con dân, nước nhà. Miền nam mong Bác là tình cảm, sự trân trọng `-` kính yêu mà con dân miền Nam giành cho Bác.

`c)` "       Nhớ ai bổi hổi bồi hồi      

Như đứng đống lửa như ngồi đống than"

`-` BPTT:

`+` So sánh: "nổi nhớ bồi hồi như đứng đống lửa, ngồi đống than"

`-` Tác dụng:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn thêm sinh động `-` giàu hình ảnh

`+` Tạo vần nhịp cho câu văn

`+` Khắc họa nổi nhớ bồi hồi thêm da diết, đứng ngồi không yên, như đứng trước đống lửa, ngồi đống than làm cho hình ảnh con người mang nổi nhớ thêm lo lắng, bồn chồn

`d)` "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc     

 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

`-` BPTT: 

`+` Điệp âm: con cuốc cuốc, cái gia gia

`+` Đảo ngữ:

`@` Nhớ nước đau lòng

`@` Thương nhà mỏi miệng

`-` Tác dụng:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn thêm sinh động `-` giàu hình ảnh

`+` Tạo vần nhịp cho câu văn

`+` Bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước của tác giả, thể hiện sự cảm nhận , rung cảm của tác giả trước đời sống người dân khổ cực, từ đó nhớ nước thương nhà

`e)` "Mẹ già như chuối ba hương        

Như xôi nếp mật      

  Như đường mía lau"

`-` BPTT:

`+` So sánh

`@` Hình ảnh mẹ già với hình ảnh chuối `3` hương, xôi nếp mật, đường mía lau

`-` Tác dụng:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn thêm sinh động `-` giàu hình ảnh

`+` Tạo vần nhịp cho câu văn

`+` Miêu tả mẹ đã ngày một già đi, không còn thanh xuân `-` tuổi trẻ. Từ đó gợi cho ta tình thương mẹ với sự gian khổ, tháng ngày vất vả mẹ hi sinh vì gia đình, vì con cái

`g)` " Chỉ có thuyền mới hiểu        

     Biển mênh mông nhường nào    

         Chỉ có biển mới biết          

   Thuyền đi đâu về đâu"

`-` BPTT:

`+` Nhân hóa: thuyền hiểu, biển biết

`-` Tác dụng:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn thêm sinh động `-` giàu hình ảnh

`+` Tạo vần nhịp cho câu văn

`+` Tăng thêm sợi dây liên kết giữa thuyền và biển, thể hiện sự tương đồng, thấu hiểu. Liên hệ đến đời sống chúng ta, chỉ có những người thật sự rõ, thấu hiểu nhau mới luôn ăn ý mà gắn bó cùng nhau

`h)` "Em thấy cả trời sao    

    Xuyên qua từng kẽ lá        

Em thấy từng cơn mưa rào  

      Ướt tiếng cười của bố"

`-` BPTT:

`+` Ẩn dụ: em thấy từng cơn mưa rào, ướt cả tiếng cười của bố

`@` Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ thị giác sang xúc giác

`-` Tác dụng:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn thêm sinh động `-` giàu hình ảnh

`+` Tạo vần nhịp cho câu văn

`+` Miêu tả hình ảnh thiên nhiên qua cơn mưa, khắc họa tiếng cười của bố `->` niềm vui, hạnh phúc. Thể hiện sự cảm nhận, quan sát tinh tế của tác giả trước hình ảnh người bố

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK