Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Phân tích hiệu quả những câu hỏi tu từ a)   Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối       Ta say...
Câu hỏi :

Phân tích hiệu quả những câu hỏi tu từ
a)   Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
      Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
      Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
      Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
      Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
      Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

b)    Em là ai?Cô gái hay nàng tiên?
       Em có tuổi hay không có tuổi
       Mái tóc em đây,hay là mây là suối
       Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông
       Thịt da em hay là sắt là đồng?

Lời giải 1 :

a. Biện pháp tu từ liệt kê "những đêm vàng bên bờ suối -  say mồi đứng uống ánh trăng tan, những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn - lặng ngàn giang sơn ta đổi mới, những bình minh cây xanh nắng gội - tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng"

Tác dụng: đưa ra dẫn chứng và nhấn mạnh được quá khứ huy hoàng, rực rỡ, hào hùng, khí phách, tự do của chúa sơn lâm khi vẫn còn được tự do ở trong rừng. 

Biện pháp tu từ điệp ngữ "Nào đâu"

Tác dụng: nhấn mạnh, thể hiện sự hoài niệm, tiếc nuối về những những tháng ngày quá khứ huy hoàng, tự do của chúa sơn lâm. Tạo giọng văn chất vấn tự hỏi về những tháng ngày tuyệt đẹp ấy giờ không còn nữa

b,

Biện pháp so sánh "mái tóc em" với "mây suối", "đôi mắt em" với "chớp lửa đêm đông", "thịt da" với "sắt đồng"

Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc và tăng tính chân thực và sinh động cho hình ảnh của nữ thanh niên xung phong với vẻ đẹp của tuổi trẻ, dũng cảm, bất khuất, can đảm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc. Họ là đại diện của thế hệ trẻ xung phong, dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Lời giải 2 :

`a)` $BPTT:$ $\text{Liệt kê}$

`-` Liệt kê: "những đêm vàng bên bờ suối - say mồi đứng uống ánh trăng tan, những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn - lặng ngàn giang sơn ta đổi mới, những bình minh cây xanh nắng gội - tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng"

`-` Tác dụng: đưa ra dẫn chứng và nhấn mạnh được quá khứ huy hoàng, rực rỡ, hào hùng, khí phách, tự do của chúa sơn lâm khi vẫn còn được tự do ở trong rừng.

$-BPTT:$ $\text{Điệp ngữ}$

`-` Điệp ngữ: "Nào đâu"

`-` Tác dụng: nhấn mạnh, thể hiện sự hoài niệm, tiếc nuối về những những tháng ngày quá khứ huy hoàng, tự do của chúa sơn lâm. Tạo giọng văn chất vấn tự hỏi về những tháng ngày tuyệt đẹp ấy không bao giờ còn xuát hiện một lần nào nữa.

`b)` $BPTT:$ $\text{So sánh}$

`-` So sánh: "mái tóc em" với "mây suối", "đôi mắt em" với "chớp lửa đêm đông", "thịt da" với "sắt đồng".

`-` Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc và tăng tính chân thực và sinh động cho hình ảnh của nữ thanh niên xung phong với vẻ đẹp của tuổi trẻ, dũng cảm, bất khuất, can đảm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc. Họ là đại diện của thế hệ trẻ xung phong, dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ, họ đã hi sinh vì để cứu đất nước. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK