Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 nêu khái niệm các biện pháp tu từ mà em đã học từ lớp 6 đến lớp 9, sau đó...
Câu hỏi :

nêu khái niệm các biện pháp tu từ mà em đã học từ lớp 6 đến lớp 9, sau đó cho ví dụ và nêu tác dụng.

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 $\color{red}{\text{1.So sánh}}$

Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Ví dụ: Con sông Đà vươn dài như 1 áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc 

          (Người lái đò sông Đà-Nguyễn Tuân)

Phân tích:

BPTT: so sánh (  sông Đà được so sánh với một áng tóc trữ tình)

Tác dụng:

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

+ Miêu tả con sông Đà trữ tình thơ mộng như một nafg thơ giữa núi rừng đại ngàn. Đó là nàng thơ của thiên nhiên, một vẻ đẹp cuốn hút đầy nhẹ nhàng chẳng thể nào rời mắt của con sông tưởng chỉ toàn là hung bạo.

+ Thể hiện sự tinh tế và cái nhìn đầy màu sắc của tác giả.Qua đó cảm nhận được một trái tim thổn thức luôn khao khát đi tìm cái đẹp

$\\$

 $\color{red}{\text{2.Nhân hóa}}$

-Khái niệm: Nhân hóa là gọi sự vật, cây cối, con vật bằng các từ chỉ người

-Ví dụ:

                                   Làn thu thủy,nét xuân sơn

                               Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

                                                                ( Trích Chị em Thúy Kiều- Truyện Kiều, Nguyễn Du)

BPTT: nhân hóa

+ Hoa-ghen thua
+Liễu-hờn
Tác dụng:
+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, tạo nhịp điệu cho bài thơ
+ Khẳng định vẻ đẹp tuyệt sắc hiếm có của Thúy Kiều. Mọi vẻ đẹp đều chịu thu trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vậy mà , Kiều đã làm cho hoa và liễu phải ghen hờn với nàng. Đây cũng là dấu hiệu báo hiệu cho một tương lai sóng gió của Kiều.
+ Thể hiên được tài hoa thi pháp của Nguyễn Du, ông cũng ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của Kiều nói riêng và người phụ nữ nói chung.

$\\$

 $\color{red}{\text{3.Ẩn dụ}}$

-Khái niệm : ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng

- Ví dụ:

Cơn giông bỗng cuộn giữa làng
Bờ ao lở. Gốc cây bàng cũng nghiêng
Quả bòng chết chẳng chịu chìm
Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu...

                                         (Cơn giông, Trần Đăng Khoa)

Biện pháp tu từ: Ẩn dụ
+"Cơn giông '' ẩn dụ chỉ đế quốc Mĩ tàn bạo
 + ''Bờ ao '' và ''gốc bàng '' ẩn dụ cho sự   thương vong tổn thất về người và của do chiến tranh gây nên .
+ ''Qủa bòng''; ''ao con'' là kết quả của sự  nhân hóa ; ngụ ý muốn chỉ sự kiên cường ,bất khuất quyết không đầu hàng .
+ ''Qủa bòng''  bị dìm chết là sự ẩn dụ cho sự sát hại những chí sĩ, những người dân yêu nước thà chết không chịu khuất phục.
+ Tình yêu nước trở nên sục sôi như chảo lửa trong lòng những  người dân Việt Nam đã được ẩn dấu vào những cơn sóng trong câu thơ cuối bài.
Tác dụng :
− Tăng tính gợi hình gợi tả ; khiến cho những sự vật  vô tri bỗng trở nên có hồn ; Làm  cảnh vật trở nên thân thuộc ; gần gũi nhằm dễ dàng truyền tải nội dung thông điệp muốn gửi gắm.
− Tác giả đã tái hiện khung cảnh khốc liệt mà chiến tranh gây nên một cách đơn giản , gần gũi qua hình ảnh cơ giông . Từ đó nhằm cho người đọc thấy được sự tàn khốc , độc ác, man rợ của bọn đế quốc : chúng tàn phá đất nước ta , giết hại người dân ta . Chính vì vậy , lòng dân vô cùng căm phẫn, ta sẵn sàng hi sinh chứ quyết không chịu nhục . Cũng là để cho chúng thấy tình yêu nước ,kiên cường bất khuất của dân ta ; cũng là để lại tiếng thơm, tấm gương cho những thế yêu nước sau.
− Cho thấy được sự tài ba trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật của nhà văn ; cũng là gửi gắm tâm tư của tác giả . Sự đau xót khi thấy quê hương bị giày xéo , tàn phá; sự thương cảm khi thấy những anh em dân tộc mình bị tàn sát và là sự căm phẫn, sục sôi lòng yêu nước mạnh mẽ , to lớn như ''sóng bạc đầu ''trong ''ao con '' bé nhỏ.

$\\$

 $\color{red}{\text{4.Hoán  dụ}}$

-Khái niệm: hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương  tự

-Ví dụ:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

                   (Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật)

BPTT : hoán dụ ( chỉ cần trong xe có một trái tim )

Tác dụng : 

+ Tăng tính gợi hình , gợi tả cho sự diễn đạt , tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Trái tim là nhãn tự của bài thơ . Nó là biểu tượng cho người lính Trường Sơn , là đại diện cho tình yêu nước , yêu miền Nam và là sự khẳng định cho tình đồng chí đồng đội gắn bó sâu sắc.  Trái tim thể hiện vẻ đẹp đoàn kết , ý chí kiên cường và sự lạc quan bất chấp bom đạn của người lính vì tình yêu dân tộc , vì niềm tin giải phóng dân tộc thoát khỏi hoàn toàn ác bóc lột , thống nhất đất nước.

+ Qua đó ta cảm nhận được tình yêu nước , sự lạc quan và tinh thần bất khuất của tác giả Phạm Tiến Duật

$\\$

 $\color{red}{\text{5.Điệp ngữ, cấu trúc...}}$ (liên quan đến phép điệp)

-Khái niệm: lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ, cấu trúc nhằm nhất mạnh, khẳng định hay liệt kê một vấn đề muốn nói đến

-Ví dụ: 

Em đi, như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết

Em về, tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc

Em ở, trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che

                                   (Tình ca ban mai, Chế Lan Viên)

Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc

+ Em đi ...

+ Em về ...

+Em ở...

Tác dụng:

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

+ Em là cuộc sống của anh. Em đi khiến vũ trụ quanh anh thay đổi, mất hết sự sống. Khu vừng chỉ đẹp khi còn tiếng chim, ngày em đi vườn cây lặng tiếng , anh cũng chẳng còn sức sống. Ngày em trở về vũ trụ quanh anh hồi sinh trở lại, tràn ngập sự sống. Và anh thì tràn  ngập hạnh phúc

+ Khẳng định tình yêu của tác giả dành cho em và em thì là nguồn sống của anh.

$\\$

 $\color{red}{\text{6.Liệt kê}}$

-Khái niệm: sắp xếp nối tiếp các từ, cụm từ cùng loại trong cùng một câu để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

-Ví dụ:chỉ ô lên một tiếng! sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngaang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên gặp lại hoa dơn, hoa thươc dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong.ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy 

                                                             (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)

 

Biện pháp tu từ liệt kê: được thể hiện qua việc liệt kê hàng loạt các loài hoa :hoa dơn, hoa thươc dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn

- Tác dụng :

+Tăng sức gợi hình, gợi tả cho sự diễn đạt

+Cho thấy được sự phong phú về các loài hoa ở khu vườn của nhân  vật ''anh''

+Sự tinh tế của tác trong việc miêu tả và thấu hiểu tâm lý nhân vật của nhân vật ''cô'' là tình yêu cái đẹp , vẻ đẹp của tinh khôi, trong trẻo của những loài hoa

 $\color{red}{\text{7.Đảo ngữ}}$

-Khái niệm: là việc thay đổi trật tự thông thường (C-V) của câu để nhằm nhấn mạnh đặc điểm, hoạt động, trạng thái  của sự vật , hiện tượng.

- Ví dụ:

 Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Xé toạc chân mây, đá mấy hòn

                           (Tự Tình , Hồ Xuân Hương)

BPTT: đảo ngữ

+ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám  rêu từng đám xiên ngang mặt đất

+ Xé toạc chân mây đá mấy hòn  đá mấy hòn xé toạc chân mây

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 

+ Miêu tả hình ảnh đá về rêu đang "xé ngang mặt đất" và "đâm toạc chân mây" để thể hiện khát vọng và hành động của chính mình. Đức khiêm nhường và sự nhỏ bé khiến rêu và đá bị lãng quên nên giờ đây chúng đang khẳng định sự tồn tại của chính mình.Chúng đang quyết liệt sống và vươn lên.

+ Sự trỗi dậy như muốn cả thế giới biết đến sự tồn tại của mình cũng chính là nỗi lòng của Xuân Hương.Nàng đang vùng vẫy, bứt phá vươn lên để thay đổi số phận. Qua đó, ta cảm nhận được một  Xuân Hương luôn tràn trề nhựa sống ngay cả khi cô đâu buồn  nhất.

$\\$

 $\color{red}{\text{8.Nói giảm nói tránh}}$

-Khái niệm: là dùng từ một cách tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ

- Ví dụ:

Bác đã lên đường, theo tổ tiên
Mác - Lê-nin, thế giới Người Hiền

                       (Bác ơi, Tố Hữu)

BPTT: nói giảm nói tránh (Bác lên đường theo tổ tiên , thế giới người hiền)

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình, gợi tả cho sự diễn đạt và giảm đi sự mất mát đau thương cho người đọc

+Làm giảm bớt đi nỗi đau trước sự ra đi của Bác. Bác đi để lại trong lòng người dân Việt Nam muôn vàn mất mát, đau xót. Nhưng tác giả muốn độc giả nén lại dòng xúc cảm và hãy nghĩ rằng Bác chỉ là lên đường trở về với tổ tiên, với những đàn anh cách mạng, những con người đã dành cả cuộc đời vì độc lập dân tộc. Người không hề rời đi mà vẫn ở đây, ở trong lòng dân tộc, luôn dõi theo chúng ta từng bước chiến thắng dành độc lập và xây dựng Tổ quốc.

+ Thể hiện sự xót xa, tiếc thương, không nỡ trước sự chia li không bao giờ gặp lại với vị lãnh tụ vĩ đại.

$\\$

 $\color{red}{\text{9. Nói quá}}$

-Khái niệm: là phóng đại quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng

-Ví dụ: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
                                 (Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn)

BPTT:Nói quá (ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa)

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

+ Phóng đại nỗi đau của tướng sĩ Trần Quốc Tuấn nhằm nhấn mạnh sự đau đớn, căm phẫn của  ông trước cảnh đất nước bị xâm lược, nhân dân bị áp bức.

+ Thể hiện lòng yêu nước, sự tự tôn dân tộc  của tác giả

Lời giải 2 :

`\text{- So sánh : }` là đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác để tìm ra sự giống và khác nhau giữa chúng

`\text{+ Ví dụ :}` 

                               `\text{" Miệng cười như thể hoa ngâu}`

                            `\text{Cái khăn đội đầu như thể hoa sen"}`

→ `\text{- Tác dụng :}` nhằm làm nổi bật vẻ đẹp phúc hậu,quý phái của người phụ nữ

`\text{- Nhân hoá :}` là dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính cách con người để miêu tả những sự vật không phải là người hoặc để xưng hô để gọi chúng

`\text{+ Ví dụ :}` 

                        `\text{"Hoa cười ngọc thốt đoan trang}`

                   `\text{Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"}`

→ `\text{Tác dụng :}` làm nổi bật lên vẻ đẹp quý phái,trang trọng của Thuý Vân.Bằng nghệ thuật nhân hoá "mây thua" , "tuyết nhường" tác giả đã dự báo trước số phận của nàng Vân sẽ luôn bình lặng

`\text{- Ẩn dụ : }` là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

`\text{+ Ví dụ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây}` 

→ `\text{- Tác dụng :}` nhắc nhở chúng ta phải có lòng biết ơn những người có công lao,đã giúp đỡ khi chúng ta gặp hoạn nạn, đồng thời phê phán những kẻ vong ơn bội nghĩa.

`\text{- Hoán dụ : }` là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.

`\text{+ Ví dụ :}`

                       `\text{Môt cây làm chẳng nên non}`

                     `\text{Ba cây chụm lại nên hòn núi cao}`  

→ `\text{Tác dụng :}` nói rằng một người có thể yếu ớt nhưng khi hợp lại thì sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.Câu thơ đã khuyên chúng ta nên đoàn kết với nhau,không nên có lối sống ích kỉ  bơi chỉ khi mọi người biết hợp sức lại với nhau chúng ta mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

$\text{- Điệp ngữ : }$ là một biện pháp  nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ.

$\text{+ Ví dụ : }$

                           $\text{" Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn}$

                      $\text{Sống trên đá không chê đá ghập ghềnh}$

                $\text{Sống trong thung không chê thung nghèo đói."}$

→ $\text{Tác dụng :}$

$\text{+ }$ Điệp từ "sống" lặp lại như muốn khác ghi lời căn dặn của cha đối với con về lẽ sống ở đời

$\text{+ }$ Điệp ngữ " không chê" nhấn mạnh rằng cha mong con biết sống thuỷ chung,nghĩa tình với quê hương,không được quay lưng lại với quê hương dù có nghèo khó.Phải biết thương quý mảnh đất "chôn rau cắt rốn" của mình

$\text{- Nói giảm nói tránh :}$ là cách nói giảm nhẹ mức độ,quy mô,tính chất của sự việc,sự vật,hiện tượng hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi của sự vật,hiện tượng

$\text{+ Ví dụ : Con dạo này không được chăm chỉ lắm.}$

→ $\text{Tác dụng :}$ góp ý cho người con một cách nhẹ nhàng và tế nhị

$\text{- Liệt kê :}$ là sắp xếp nối tiếp hàng loạt hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đẩy đủ hơn,sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng,tình cảm.

$\text{+ Ví dụ : Tre ,nứa,trúc,mai,vầu mấy loại chục cây khác nhau,nhưng cùng 1 loại mầm non măng mọc thẳng.}$

→ $\text{Tác dụng : }$ giúp các hình ảnh trở nên gần gũi với con người,đồng thời qua các hình ảnh đó còn nhằm khẳng định vẻ đpẹ,phẩm chất của con người Việt Nam

$\text{- Nói quá :}$ là cách nói phóng đại,quy mô ,tính chất của sự vật,hiện tượng để nhắn mạnh,tăng sức biểu cam

$\text{+ Ví dụ :}$

                  $\text{" Cày đồng đang buổi ban trưa}$

                 $\text{Mưa rơi thánh thót như mưa ruộng cày"}$

→ $\text{Tác dụng :}$ phóng đại mức độ,nói về sự vất vả của những người nông dân

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK