Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Em hãy tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của các biện pháp...
Câu hỏi :

Em hãy tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của các biện pháp tu từ đó trong các đoạn trích sau:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm”
(“Tre Việt Nam” – Nguyễn Duy)

Lời giải 1 :

_____𝙺𝚑𝚊𝚗𝚑𝙻𝚒𝚗𝚑_____

⇒ BPTT : Nhân Hóa

+ Bão bùng thân bọc lấy thân 

+ Tay ôm , tay níu , tre gần nhau thêm 

→ T/d : 

+ Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt 

+ Hình ảnh cây tre hiện lên trước bão giông , vẫn gắng bao bọc nhau , '' thân bọc lấy thân '' . Hình ảnh ấy tượng trưng cho sức mạnh của sự đoàn kết khi cây tre cũng có chữ '' tình '' để quan tâm , đùm bọc lẫn nhau . Chính tác giả là người đã thêu lên đó một nét văn chương sắc sảo của biện pháp tu từ đã khiến cho hình ảnh cây tre càng trở nên khăng khít và gắn bó hơn . 

+ Hình ảnh ấy không chỉ nói đến cây tre mà còn nói đến những người dân trên mọi miền đất Việt . Những người lính , chiến sĩ , bộ đội , Bác luôn là một bậc anh dũng hi sinh vì hòa bình tổ quốc . Hình ảnh cây tre ở đây cũng muốn nói đến những con người nhân hậu , thật thà biết yêu thương và đoàn kết lẫn nhau .

⇒ BPTT : Ẩn Dụ 

+ Dùng hình ảnh cây tre để chỉ con người Việt Nam 

→ T/d : 

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt 

+ Cây tre từ lâu đã là một biểu tượng của sự bất khuất , kiên cường trước mọi khó khăn thử thách . Từ thời cha ông , cây tre đã luôn đi kèm với nhân dân nước Việt để chỉ lên lòng nhân hậu , đoàn kết và bao dung . Thể hiện tất thảy những đức tính tốt đẹp của dân tộc ta . Chính vì thế , tác giả đã kép vào đó biện pháp ẩn dụ để biến hình ảnh cây tre sâu sắc hơn bao giờ hết . 

+ Cây tre từ lâu đã gắn bó với người dân nước Việt . Có lẽ , đã từ lâu , hình ảnh cây tre đã luôn là một biểu tượng cho lòng bất khuất kiên cường , nhân hậu và đoàn kết của nhân dân ta . Vĩnh viễn không có gì thay thế được hình ảnh cây tre . 

⇒ BPTT : Điệp ngữ

+ Thân

+ Tay 

→ T/d : 

+ Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt 

+ Nhằm làm tăng ý nghĩa mà hình ảnh cây tre mang lại . Do đó , hai câu thơ đã càng trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn đối với độc giả . Qua đó , cho thấy tác giả là người tinh tế , biết sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc . 

+ Ngoài ra , nhằm tăng tính biểu cảm đến người đọc , hiểu hết những đều mà cha ông truyền dạy . Cho thấy , lối thơ của Nguyễn Duy vô cùng lôi cuốn và đặc sắc .  

Lời giải 2 :

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm"

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa (thân bọc lấy thân); Ẩn dụ (hình ảnh cây tre tương đương như hình ảnh phẩm chất, tính cách của con người Việt Nam)

- Tác dụng:

+) Tăng sức gợi hình gợi cảm cho đối tượng được diễn đạt

+) Tác giả muốn cho chúng ta thấy hình ảnh những cây tre trong thời kì chiến tranh cũng như con người, luôn gắn kết bên chúng ta, mọi người bọc lấy nhau che chở cho nhau những lúc hoạn nạn, tượng trưng cho những phẩm chất, tính cách "Lá lành đùm lá ránh" của nhân dân ta

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK