Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Bàn về thơ, Đuy-blây có viết: "Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim". Em hãy làm...
Câu hỏi :

Bàn về thơ, Đuy-blây có viết: "Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim". Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

Lời giải 1 :

Mình viết rõ từng phần ra và viết gọn lại cho dễ nhìn và hiểu nha, phần chứng minh thì mình chỉ viết dàn ý. Bài này là mình tự viết, không sao chép.
1. Mở bài
- Thơ ca là hoa thơm của cuộc đời. Muốn thế, thơ ca trước hết cũng là câu chuyện của trái tim, cần quyến rũ chứ không nên dạy dỗ, thống trị. Bài thơ hay luôn mang vẻ đẹp và quyền năng bí ẩn, đủ sức làm cho tình cảm si mê, làm cho những bức tường tư tưởng bị đào tận chân móng, làm lu mờ những đức tin đã ổn cố.
- Bởi thế, bàn về thơ, Đuy-blây đã viết: "Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim". Đến với bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu, ta càng thấm thía hơn ý kiến của Đuy-blây.
2. Thân bài
  LĐ1: Ý kiến của Đuy-blây đã đặt ra yếu tố mang tính chất sinh mệnh của thơ ca.(Giải thích)
- "Thơ" là hình thức sáng tác văn học thuộc phương thức trữ tình, lấy điểm tựa là sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời.
- "Người thư kí trung thành của trái tim" thơ ca luôn ghi lại những cảm xúc, những tình cảm trong trái tim người nghệ sĩ một cách chân thật nhất. Tình cảm trong thơ không phải là thứ tình cảm hời hợt, giả dối mà là những tình cảm chân thật nhất trong trái tim.
=> Ý kiến đã khẳng định yếu tố làm nên sinh mệnh của thơ là tình cảm,cảm xúc chân thành của người nghệ sĩ. 
  LĐ2: Ý kiến của Đuy-blây thật sâu sắc và đúng đắn vì đã khẳng định được đặc trưng quan trọng trong thơ.(Bình luận)
- Tình cảm, cảm xúc là yếu tố quan trọng, là sinh mệnh của thơ. Thơ thược phương thức trữ tình:Thơ ra đời do nhu cầu tự biểu hiện của tâm hồn con người. Bởi thế tình cảm là yếu tố quan trọng, là chất liệu trực tiếp làm nên thơ, thiếu tình cảm chỉ có thể trở thành những người thợ làm ra những con chữ.
- Tình cảm trong thơ không phải là thứ tình cảm hời hợt, nông cạn mà phải là sự rung động mãnh liệt, sự giày vò chấn động trong tâm hồn. Nhà thơ phải lắng nghe những xao động trong tâm hồn mình, đau đớn vui sướng với những gì trong đây. Nghĩa là tình cảm trong thơ chính là cái tình, là tiếng lòng của nhà thơ, những bộc bạch, giải bày của nhà thơ về cuộc sống nên nó chân thật.
- Muốn tình cảm chân thật thì nhà thơ phải sống trọn vẹn với đời. Chữ "tài" chỉ bừng nở khi chữ "tâm" với đời tỏa sáng.

- Chân thật trong tình cảm không có nghĩa là chỉ sự chân thành của trái tim nhà văn mà phải là những rung cảm. Vì vậy, tình cảm, cảm xúc trong thơ vừa mang tính cá thể hóa, vừa mang tính khái quát hóa. Nó là nỗi niềm riêng của nhân vật trữ tình, của nhà thơ nên nó mãnh liệt, nồng cháy nhưng từ tìn cảm riêng phải nói được nỗi niềm của số đông. Bởi thế nên "Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình".
  LĐ3: Qủa thật, xuất phát từ sự thăng hoa của tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, chân thành, Chính Hữu đã viết lên bài thơ "Đồng chí" nhằm ngợi ca tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu.(Chứng minh)

* Trước hết, xuất phát từ niềm xúc động chân thành, mãnh liệt, nhà thơ đã lí giải về cơ sở hình thành tình đồng chí. 
- (Hoàn cảnh sáng tác) Bài thơ ra đời đầu năm 1948, giữa lúc nhà thơ và đồng đội hoạt động chống lại cuộc tấn công của Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Dù ra đời trong hoàn cảnh khó khăn nhưng bài thơ như là một lời động viên tinh thần cho chính tác giả Chính Hữu, làm sang trọng thêm hồn thơ chiến sĩ của ông.(Trích 7 câu thơ đầu)
- Có sự tương đồng lớn về hoàn cảnh xuất thân, chung cảnh ngộ, giai cấp
 + Hai câu thơ sóng đôi “Quê anh – làng tôi”=> Gợi lên sự tương đồng về cảnh ngộ
 + Thành ngữ dân gian “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá"=> Gợi sự nghèo khó của những miền quê, nơi ra đi của người lính
 + Xuất thân từ ngư dân miền biển (nước mặn đồng chua) và nông dân (đất cày lên sỏi đá), họ ra đi từ những miền quê nghèo
=> Họ đều có chung hoàn cảnh, cảnh ngộ và hoàn cảnh nghèo khó ấy chính là cơ sở để tạo dựng nên sự đồng cảm giữa những người đồng chí
- Không chỉ có chung hoàn cảnh, xuất thân mà họ còn có chung lí tưởng, chung lòng yêu nước.
 + Hoàn cảnh gặp gỡ: Xưng hô "anh"-"tôi"; "đôi người xa lạ", họ vốn là những người không quen biết nhau . 
 + “Tự phương trời” họ về đây đứng trong cùng đội ngũ, có một lí tưởng chung, cùng một mục đích cao cả: chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.

 + “Chẳng hẹn quen nhau”: chiến tranh đã đưa những người nông dân này thành chiến sĩ chiến đấu cùng nhau, thân quen nhau và trở thành đôi bạn thân thiết.

  => Họ cùng đi lính, cùng chung lý tưởng chiến đấu vì Tổ quốc, song hành bên nhau trên chiến trường.

- 3 câu thơ tiếp gợi lên sự sẻ chia, khó khăn, gian khổ của những người lính 

 + Nhà thơ đã sử dụng biên pháp điệp ngữ "súng"-"đầu" gợi cảnh cật lực và căng thẳng trong chiến trường, hình dung cho sự hiểm nguy và tàn khốc của chiến tranh=> Từ đó hiện lên tình cảm gắn bó của những người lính cùng chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu.

 + Hình ảnh bình dị "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ" mà ý nhĩa.

Hình ảnh "Đêm rét" cho thấy hiện thức khó khắn nới chiến trường; hình ảnh "chung chăn" giản dị mà hiện lên sự gắn bó, sẻ chia, ấm áp, tri kỉ của những người lính.

=> Vất vả, gian nan đã gắn kết họ lại với nhau và trở thành những người bạn tâm giao gắn bó. Những người chiến sĩ chia sẻ với nhau những gian khó đời thường “đêm rét chung chăn”, hiểu rõ về nhau để trở thành “tri kỉ”.

- "Đồng chí!": là một câu đặc biệt, chỉ gồm 2 tiếng và kết thúc bằng dấu chấm than; là kết tinh của những tình cảm cao đẹp.

=> Như vậy, trong tình đồng chí có tình cảm giai cấp (xuất thân từ nông dân), có tình bạn bè tri kỷ và có sự gắn bó giữa con người cùng chung lý tưởng, chung mục đích chiến đấu.

Không những thế, bằng niểm trân trọng, xúc động mãnh liệt, nhà thơ đã diễn tả về những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí(Trích 10 câu thơ tiếp)

- Tình đồng chí là sự cảm thông, sẻ chia nỗi niềm của nhau.(3 câu đầu)

+ Họ hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: bỏ lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc nhất ở chốn quê nhà: “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”

+ Từ "Mặc kệ"=>Sự ra đi dứt khoát nhưng dù vậy, họ vẵn nhớ quê hương da diết.

=> Chỉ bằng những hình ảnh giản dị mà thể hiện được những người lính đã phải từ bỏ những gì thân thiết để lên đường, bảo vệ tổ quốc

=> Nén tình riêng vì sự nghiệp chung.

+ Nhà thơ sử dụng biện. pháp nhân hóa cùng hoán dụ cho hình ảnh “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”=> Tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính đối với quê nhà=>Kìm nén nỗi nhớ quê hương vì nghĩa lớn.

=> Tâm tư ấy, nỗi nhớ nhung ấy của “anh” và cũng là của “tôi”, là đồng chí họ thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau. Tình đồng chí đã được tiếp thêm sức mạnh bởi tình yêu quê hương đất nước ấy.

- Sự đồng cam cộng khổ, sẻ chia gian lao thiếu thốn của đời lính trên chiến trường.(7 câu tiếp)

 + Bằng bút pháp hiện thực cùng hình ảnh giản dị mà chân thực, nhà thơ đã khắc họa nên cuộc sống chiến đấu khó khăn, bệnh tật, thiếu thốn.

Cuộc sống nơi chiến trường không chỉ là những bệnh tật: “biết từng cơn ớn lạnh”, “run người”, “trán ướt mồ hôi” mà còn đầy ắp những khó khăn thiếu thốn đời thường : thiếu thuốc men, áo rách vai, quần vá, không giày, chịu đói rét.

+Từ cuộc sống khó khăn, gian khổ nơi chiến trường càng tô đậm lên tình cảm sẻ chia, đồng cam cộng khổ của những người lính.

Cặp đại từ “anh” – “tôi” tạo sự song hành, gắn bó giữa những người đồng đội.

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

- Họ nắm tay nhau – cái nắm tay để sẻ chia, truyền hơi ấm, để hi vọng, để quyết tâm => Cử chỉ cảm động chan chứa tình cảm chân thành, biểu hiện trực tiếp nhất của tình đồng chí.

=>Bằng những hình ảnh bình dị, chân thực, nhà thơ đã khắc họa nên tình đồng chí gắn bó, đồng cam cộng khổ, họ truyền cho nhau ý chí, niềm lạc quan, yêu đời.

=>Những vần thơ trên đã ghi lại một cách chân thành nhất trái tim của nhà thơ, đó là những niềm trân trọng, xúc động trước tình đồng chí, đồng đội chân thành của những người lính cách mạng.

* Không những thế, bằng niểm trân trọng, cảm phục mãnh liệt, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh đẹp về tình đồng chí.(Trích 3 câu cuối)

- Nhiệm vụ gian khổ của người lính:(2 câu đầu)

+ Thời gian: “đêm khuya”, chỉ một đêm phục kích giặc.

+ Không gian: “rừng hoang, sương muối”

+Nhiệm vụ của những người lính chiến: đứng gác, phục kích sẵn sàng “chờ giặc tới”

=> Gợi không gian chiến đấu lạnh giá, khắc nghiệt; gợi nhiệm vụ hiểm nguy.

=> Tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách, gian lao, hình ảnh của họ đứng cạnh bên nhau vững chãi, kề vai sát cánh làm mờ đi sự gian khổ, ác liệt của chiến tranh.

- Hình ảnh "đầu súng trăng treo"

+ Bút pháp hiện thực: hai người lính đứng gác dưới ánh trăng, trăng lặn xuống thấp dần khi trời gần sáng và như treo trên đầu súng.

+ Bút pháp lãng mạn:

“Súng” tượng trưng cho chiến tranh, hiện thực; “Trăng” tượng trưng cho vẻ đẹp hòa bình, lãng mạn=>Lí tưởng: bảo vệ quê hương

"Súng" tượng trưng cho sự bản lĩnh; "Trăng" tượng trưng cho sự thơ mộng=>Chiến sĩ-thi sĩ

=> Một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thấu hiểu hiện thực nhưng vẫn không ngừng hy vọng vào tương lai tươi đẹp.

=> Những câu thơ được viết lên bởi trái tim đa sầu đa cảm của cùng người nghệ sĩ đã từng lăn lộn nơi chiến trường, từng cùng đồng đội bám trụ nơi chiến hào khói lửa nên ghi lại bao cảm xúc: yêu thương, tự hào, cảm phục, ngợi ca.

*Để chuyển tải những cung bậc cảm xúc tâm hồn, bài thơ "Đồng chí" đã sử sụng hình thức nghệ thuật đầy tính nhạc.

- Bằng thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn đan xen đã giúp nhà thơ bộc lộ linh hoạt những cung bậc cảm xúc.

- Giọng thơ linh hoạt theo mạch cảm xúc, khi thì thiết tha, trầm lắng, khi hào hứng, sôi nổi.

- Hình ảnh thơ bình dị, chân thực, ngồn ngộn đời sống chiến trường.

- Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng giàu giá trị tạo hình.

– Sử dụng nhiều từ ngữ đắt giá, các biện pháp, bút pháp nghệ thuật.

– Hình ảnh thơ song hành.

=> Khắc chạm nên bao cung bậc cảm xúc của nhà thơ về tình đồng chí gắn bó, chân thành, ấm áp, tri kỉ.

  LĐ4: Đánh giá

- Qua bài thơ "Đồng chí" ta càng thêm thấm thía về ý kiến của Đuy-blây . Đuy-blay đã rất đúng khi khẳng định chính sinh mệnh của thơ ca là cảm xúc, là trái tim người nghệ sĩ. Bởi André Chénien đã khẳng định "Nghệ thuật chỉ làm nên bài thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ". Ý kiến của Đuy-blay đã góp phần định hướng cho nghệ sĩ trên hành trình sáng tác thơ ca.

- Từ đó gửi đến bài học cho người nghệ sĩ: tình cảm phải chân thành, mang tầm nhân loại, sáng tạo hình thức nghệ thuật độc đáo.

- Bài học cho bạn đọc: khám phá và trân trọng tình cảm, cảm xúc của nhà thơ=> bồi đắp cho bản thân.

3. Kết bài

- Thơ ca là sản phẩm tinh thần có sự hòa quyện giữa trí tuệ và tâm hồn người cầm bút, là cái đẹp mang vỏ bọc của ngôn từ. Kỳ diệu làm sao khi cảm xúc được ngân lên thành thơ, thành nhạc, khi tiếng lòng ta được xuôi bóng trong những mảnh hồn hồn thơ ca. Thơ ca phải chăng là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn.

- Cũng chính vì thế, qua bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu, ta càng thấm thía hơn về ý kiến của Đuy-blay:"Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim".

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK