Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Chỉ ra các biện pháp tu từ và viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ sau Những mùa...
Câu hỏi :

Chỉ ra các biện pháp tu từ và viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ sau

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

              (Mẹ và quả-Nguyễn Khoa Điềm)

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 $\color{red}{\text{Các biện pháp tu từ}}$

 Khổ 1:

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng

$-$ Biện pháp tu từ:

+ Điệp ngữ: những mùa quả

+ Nhân hóa: mùa quả - mọc, lặn

+ So sánh: Những mùa quả lặn rồi lại mọc /Như mặt trời, khi như mặt trăng

$-$ Tác dụng:

+ Làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo sự uyển chuyển cho đoạn thơ

+ Điệp ngữ "những mùa quả" kết hợp với nhân hóa "lặn rồi lại mọc" tạo ra sự luân chuyển tuần hoàn của thời gian. Hết mùa này đến mùa khác chẳng khi nào ngơi nghỉ. Đó là sự chăm sóc, vun trồng của mẹ. Và còn là tình yêu thương, sự hi sinh mẹ dành cho thứ quả quý giá là"con". Mẹ yêu con, thương con và chăm sóc con ngày qua ngày, hết mùa quà này tới mùa quả khác. Với mẹ con quý giá như mặt trăng, mặt trời/

+ Khẳng định, tôn vinh tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý. Qua đó ta cảm nhận được tình yêu mẹ dành cho con bao la và nhiều tới nhường nào. Và thấu hiểu được điều đó nên tác giả vô cùng biết ơn tình yêu thương mẹ dành cho.

Khổ 2:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Biện pháp tu từ:

+Nhân hóa: bầu bí- lớn

+Tương phản: bầu bí lớn xuống >< chúng tôi lớn lên

+Hoán dụ : tay mẹ- sự yêu thương, chăm sóc của mẹ; giọt mồ hôi mặn- tình yêu thương của mẹ

Tác dụng:

+ làm tăng tính gợi hình, gợi tả cho sự diễn đạt 

+Nhấn mạnh sự hi sinh, vun vén và tình thương thầm lặng của mẹ . Những "bầu và bí" là những thành quả lao động của mẹ, là nguồi nuôi sống "chúng tôi". Những bầu và bí lớn xuống đồng nghĩa với việc sự vất vả của mẹ tăng lên. Nhưng đều đáng vì đối với mẹ, điều đó sẽ giúp chúng tôi "lớn lên" trưởng thành. Với mẹ mọi sự hi sinh vì "chúng tôi" đều xứng đáng.

+ Tác giả thấu hiểu và biết ơn những hi sinh thầm lặng của mẹ. 

Khổ 3:

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

Biện pháp tu từ:

-Hoán dụ: "bàn tay mẹ mệt mỏi" hoán dụ chỉ sự già đi của mẹ

-Ẩn dụ: "thứ quả xanh non" ẩn dụ chỉ việc con còn thơ dãi, chưa trưởng thành

Tác dụng:

+ làm tăng tính gợi hình, gợi tả cho sự diễn đạt 

+ Con sợ rằng, một ngày nào đó, mẹ già yếu đi, chẳng còn có thể ở bên con được nữa. Và cũng sợ rằng khí đó, con vẫn còn thơ dại, chưa có thể đương đầu với sóng gió ngoài kia, chẳng thể thiếu sự an ủi, dạy dỗ của mẹ.

+Qua đó, ta cảm nhận được tình yêu thương của tác giả dành cho mẹ. Sợ rằng một ngày nào đó mẹ không còn bên mình, không còn được yêu thương, báo hiếu mẹ.

$\\$

$\\$

$\color{red}{\text{Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ:}}$

"Tình mẹ bao la như biển Thái Bình" đây là một câu hát hay và vô cùng ý nghĩa. Thật đúng vậy, đối với người phụ nữ thì báu vật của họ chính là con cái. Họ sắn sàng hi sinh mọi thứ, dành mọi điều tốt đẹp cho đứa con của mình. Và người mẹ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy. Người mẹ ấy đã hi sinh cả cuộc đời để chăm sóc và yêu thương con: 

                            Những mùa quả mẹ tôi hái được

                           Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

                            Những mùa quả lặn rồi lại mọc

                           Như mặt trời, khi như mặt trăng

“Qủa” ở đây là thành quả, là kết quả.Và thứ quả đó chính tác giả. Qủa khi này còn là hạt phấn trong bầu nhụy hay chính là hình hài nhỏ bé còn trong bụng mẹ. Bởi con khi ấy là kết tinh của một tình yêu đẹp và hạnh phúc. Con là thứ quả mà bất kì cha mẹ nào cũng khao khát có được. Dù chưa được gặp mặt nhưng mẹ đã rất yêu con, thương con “Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng”. Mẹ cố gắng chăm sóc, luôn vui vẻ để con sinh ra được khỏe mạnh. Và tình mẫu tử được hình thành từ cuống bầu đó.Các hình tượng đối lập được tác giả sử dụng thật linh hoạt và tinh tế:lặn-mọc; mặt trời-mặt trăng để chỉ sự luân chuyển của trời đất, sự trôi đi của thời gian. Ngày ngày mẹ chăm sóc, yêu thương, vất vả nặng nhọc đớn đau, khó chịu vì con. Đó là quá trình mang thai chín tháng mười ngày để có được tình yêu nhỏ bé. Và khi con lớn lên rồi thì cũng mẹ cũng đều đặn ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác chăm sóc, nuôi con khôn lớn. Và tình yêu thương con thì vẫn chảy dài như dòng chảy thời gian cuộc đời mẹ.

Thấu hiểu được sự truân chuyên, vất vả ấy và cảm nhận được tình mẹ vô tận, tác giả đã vô cùng biết ơn và xót xa trước những hi sinh biển trời của mẹ:

                        Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

                        Còn những bí và bầu thì lớn xuống

                         Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

                          Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Với nghệ thuật tương phản đối lập: “lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên” đối lập với hình ảnh “còn những bí và bầu thì lớn xuống” càng khẳng định công lao dưỡng dục của mẹ. Dưới tình yêu và bàn tay chăm sóc của mẹ thì những người con đã ngày càng khôn lớn, trưởng thành và những bí, bầu nhờ sự vun trồng của mẹ cũng đã nặng quả trĩu dàn. Hình ảnh so sánh, ví von đầy tài hoa “chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn”. Hình tượng giọt mồ hôi là sự nhọc nhằn, kết tụ những hi sinh vất vả của mẹ để có con hôm nay. “Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” là dáng vẻ âm thầm trong những gian khổ chẳng lời kêu ca, oán than để vun xới trái ngọt hôm nay.

                                  Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

                                 Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

                                   Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

                                  Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

Giờ đây quả đã lớn, những đứa con cũng hiểu được công lao sinh thành nhọc nhằn của mẹ. “Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái” mẹ chờ đợi được hái ở đây chính lầ sự trưởng thành và khôn lớn của con. Cả đời mẹ hi sinh nhưng cũng chỉ mong chờ có thế, chẳng nghĩ đến việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ biết hết lòng vì con thôi.Hình ảnh hoán dụ “bàn tay mẹ mệt mỏi” chỉ sự già nua, ốm yếu của mẹ. Và đây cũng là nỗi sợ lớn nhất đời con. “   Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” được coi là câu thơ hay và ấn tượng nhất bài. Con sợ rằng mình chưa đủ trưởng thành để đối mặt với phong ba ngoài kia; sợ rằng không những lời thủ thỉ yêu thương của mẹ nữa. Mẹ à con dù có trưởng thành đến mấy cũng vẫn là con mẹ, chẳng thể sống thiếu tình của mẹ. Đây quả là một bài thơ đầy cảm xúc, đầy yêu thương và cả nỗi sợ sẽ chẳng còn được bên mẹ. Chúng ta-một thứ quả non xanh, hãy trân trọng những giọt nhựa mẹ yêu thương, hãy sống tử tế để có thể trở thành những thức quả chín mọng ngọt ngào, không phụ công vun trồng của mẹ.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK