Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Các bạn giúp mình bài này với ạ mk xin cảm ơn ạ Tho Ngày No. Lập dàn ý chung...
Câu hỏi :

Các bạn giúp mình bài này với ạ mk xin cảm ơn ạ

image

Các bạn giúp mình bài này với ạ mk xin cảm ơn ạ Tho Ngày No. Lập dàn ý chung cho 2 dạng bài NLXH: 1 Nghị luận tư tưởng đạo lí 24 Nghị luận hiện tượng xã

Lời giải 1 :

xl nha tui làm hơi lâuu

dàn ý chung cho 2 dạng bài :

Mở bài: 

  Giới thiệu chủ đề cần nghị luận xã hội. Tuỳ   chọn viết mở bài dài hay ngắn. Tuy nhiên, thông thường dạng bài nghị luận xã hội chỉ cần viết đoạn văn khoảng 200 chữ nên câu mở đoạn nên ngắn gọn và phải dẫn dắt được vấn đề, khái quát nội dung cần nghị luận. Nêu tại sao mình lại chọ chủ đề này 

  

Luận điểm 1: Giải thích về tư tưởng, đạo lý cần bàn luận

  • Giải thích rõ nội dung, tư tưởng đạo lý đó, đồng thời giải thích rõ các từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).
  • Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý của đề bài

 tư tưởng đạo lý là gì : Một lối sống mà có những lí tưởng sống đúng đắn, cao cả, phù hợp với xu hướng hay thời đại, có thể xác định được những vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với chính bản thân mình hoặc xã hội. 

hiện tượng xã hội là gì : những hiện tượng tệ nạn như đua xe ,thần tương quá mức ,..

Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh

  • Nêu ra mặt đúng của tư tưởng, đạo lý đó
  • Dùng những lý lẽ, lập luận và dẫn chứng xảy ra trong xã hội thực tế để chứng minh.
  • Chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống văn hóa xã hội

Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề

  • Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý đó
  • Đưa ra dẫn chứng minh học, những tấm gương có thật trong đời sống

Luận điểm 4: Rút ra bài học và hành động

Đưa ra kết luận đúng để thuyết phục được người đọc và áp dụng đạo lý, tư tưởng đó vào thực tiễn đời sống.

c. Kết bài

  • Đánh giá khái quát về ý nghĩa tư tưởng đạo lý nghị luận
  • Mở ra hướng suy nghĩ mới và mong muốn bản thân.

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

$\color{red}{\text{ Nghị luận về tư tưởng đạo lý:}}$

1. MB:

-Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận

-Nêu vấn đề nghị luận

2. Thân bài:

a. Giải thích

b. Biểu hiện

c. Ý nghĩa

d. Bàn luận mở rộng/ phản đề

3.KB:  Khái quát vấn đề và liên hệ bản thân

                                                VÍ DỤ

1.MB : giới thiệu vấn đề cần bàn luận
2.TB
a. Giải thích
Sống có trách nhiệm là gì? 
-Sống làm tròn trách nhiệm của bản thân : làm tròn trách nhiệm của một người con , người học sinh và một công dân. Dám nhận và chịu trách nhiệm về hành động , lời nói của bản thân
-Hoàn thành tốt và có trách nhiệm với công việc được giao 
- Ý thức được vai trò và nghĩa vụ của bản thân trong các cương vị
b. Vì sao phải sống có trách nhiệm 
- Vì là một tiêu chí quan trọng đánh giá nhân cách , sự chuẩn mực của một người trong cuộc sống và công việc
-Là một phẩm chất con người cần phải có 
c. Biểu hiện
-Nghe lời ,hoàn thành tốt việc nhà , biết giúp đỡ cha mẹ , ông bà..
-Học bài , làm bài đầy đủ , vâng lời thầy cô , biết giúp đỡ và hòa đồng với bạn bè, hoàn thành một cách tốt nhất công việc được thày cô giao. Có mục đích học tập và phấn đấu rõ ràng.
- Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm với cộng đồng xã hội, thực hiện tốt các luật và tuân thủ pháp luật
-Hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao phó , có ý chí tiến thủ trong công việc , chịu trách nhiệm với công việc được giao
- Dũng cảm nhận khuyết điểm nếu có sai phạm 
-Không vì tư lợi cá nhân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân khác , cộng đồng
- Tích cực tham gia các hoạt động và góp ý xây dựng cộng đồng , tổ chức, xã hội
d. Ý nghĩa
-Giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
-Giúp hoàn thiện nhân cách , đạo đức bản thân
-Được mọi người yêu quý kính trọng, có được sự tin tưởng của mọi người
-Đảm bảo được quyền lợi của bản thân 
-Thành công trong công việc , cuộc sống
e. Bàn luận mở rộng
Phê phán những người sống vô trách nhiệm , sống ích kỉ , nhỏ nhen
3. KB:
Khái quát lại vấn đề và liên hệ bản thân

$\\$

$\color{red}{\text{ Nghị luận về hiện tượng xã hội:}}$

$1.$ Mở bài: 

+Dân dắt

+ Nêu vấn đề

$2.$ Thân bài :

$a.$ Giari thích

$b.$ 

- Với hiện tượng tốt : Trả lời câu hỏi vì sao cần duy trì hiện tượng đó và nêu biểu hiện 

- Với hiện tượng xấu : Nêu thực trạng và biểu hiện

$c.$ 

- Với hiện tượng tốt : Ý nghĩa của hiện tượng ( đối với cá nhân , tập thể ??)

-Với hiện tượng xấu : Nguyên nhân gây nên hiện tượng

$d.$

- Với hiện tượng tốt : Lật lại vấn đề 

-Với hiện tượng xấu : Hậu quả mà hiện tượng gây nên

$e.$

-Với hiện tượng tốt  : Các biện pháp phát huy

- Với hiện tượng xấu : giải pháp hạn chế , loại bỏ hiện tượng

$3.$ Kết bài : Kết lại và khẳng định vấn đề 

                                         VÍ DỤ

1. MB:

-Giới thiệu bạo lực học đường là một vấn nạn nhức nhối hiện nay

-Đây là một hiện tượng cực kì đáng lo ngại

2. TB 

a .Giải thích

-Bạo lực học đường là sử dụng những hành động , lời nói gây ảnh hưởng tâm lí và thể xác của học sinh.

- Vấn nạn có xu hướng gia tăng nhanh chóng và ngày càng phức tạp và tàn bạo hơn

b. Thực trạng

- Lăng mạ, xúc phạm bằng lời nói

- Đánh đập cá nhân hoặc hội đồng

-Làm tổn thương tinh thần bạn bè, kéo bè phái , cô lập nạn nhân

-Lập các hội nhóm trên mạng xã hội nhằm nói xấu , bôi nhọ , công kích

- Vấn đề bạo lực học đường không chỉ  xảy ra giữa các học sinh mà còn xảy ra giữa giáo viên và học sinh

c.Nguyên nhân 

- Do nghĩ rằng bản thân bị '' nhìn đểu'', ''nói móc''....

-Do sự phát triển không toàn diện về nhân cách , thiếu khả năng kiểm soát hành vi

- Do ảnh hưởng từ môi trường sống : gia đình , bạn bè và mạng xã hội

-Do xã hội thờ ơ, vô cảm

d.Hậu quả

- Với nạn nhân:

+Ảnh hưởng đến tâm lí  và sức khỏe

+Bị cô lập và mất niềm tin vào bạn bè dễ hình thành hội chứng sợ xã hội

+ Luôn có tâm lí bất an với gia đình và xã hội

- Với người bạo lực

+  Phát triển không toàn diện về nhân cách đạo đức

+ Bị xã hội và mọi người lên án → ảnh hưởng về tâm lí là mầm mống cho những hành động ngỗ ngược , chống đối xã hội

+ Ảnh hưởng đến tương lai của chính bản thân và an ninh xã hội

e. Biện pháp

-Giaso dục toàn diện ngay từ khi còn bé

-Có biện pháp can thiệp kịp thời , đúng đắn và mạnh tay 

-  Gia đình và nhà trường cần hình thành mối quan hệ  chặt chẽ để thống nhất và kiểm soát được những vấn đề hành vi và xây dựng nhân cách đạo đức đúng đắn.

3.KB:

Khẳng đỉnh vấn đề và liên hệ bản thân

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK