Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Giúp với ạ                                                         HỘI GIÓNG SÓC SƠN Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là? A....
Câu hỏi :

Giúp với ạ

                                                        HỘI GIÓNG SÓC SƠN
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 2: Mục đích của văn bản trên là:
A. Giới thiệu truyền thuyết Thánh Gióng
B. Giới thiệu nhân vật Thánh Gióng
C. Giới thiệu Hội Gióng Sóc Sơn
D. Giới thiệu về làng Gióng – Sóc Sơn
Câu 3: Hội Gióng được bắt đầu tổ chức vào ngày nào?
A. Mồng 6 tháng Giêng âm lịch
B. Mồng 6 tháng Giêng dương lịch
C. Mồng 6 âm lịch hàng tháng
D. Mồng 6 dương lịch hàng tháng
Câu 4: Hội Gióng diễn ra bao lâu?
A. 1 tháng
B. 1 tuần
C. 5 ngày
D. 3 ngày
Câu 5: Sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ như thế nào?
A. Theo thứ tự: rước giò hoa tre – rước voi – rước trầu cau – rước ngà voi – rước cỏ voi – rước
tướng.
B. Theo thứ tự: rước giò hoa tre – rước tướng – rước voi – rước trầu cau – rước ngà voi – rước cỏ
voi.
C. Theo thứ tự: rước tướng – rước voi – rước trầu cau – rước ngà voi – rước cỏ voi – rước giò hoa
tre.
D. Theo thứ tự: rước tướng – rước giò hoa tre – rước voi – rước trầu cau – rước ngà voi – rước cỏ
voi.
Câu 6: Tài liệu tham khảo cuối bài có tác dụng gì?
A. Cho văn bản được đầy đủ hơn, khẳng định các thông tin trong văn bản là chính xác.
B. Khẳng định các thông tin được nghiên cứu là có cơ sở; giúp người đọc có thể tìm hiểu thêm.
C. Giúp người đọc có thể tìm đọc, nghiên cứu thêm đến thông tin được đề cập tới.
D. Vì bố cục của văn bản cần phải có mục tài liệu tham khảo.
Câu 7: Người dân tổ chức Hội Gióng nhằm mục đích gì?
A. Tạo điều kiện cho mọi người được nghỉ ngơi, giải trí.
B. Thể hiện lòng biết ơn với Thánh Gióng, khích lệ tinh thần của mọi người.
C. Để cầu may, nhờ đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có cuộc sống ấm no và bày tỏ lòng biết
ơn với Thánh Gióng.
D. Để nhắc mọi người nhớ lại quá khứ vàng son của dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về ngôn ngữ của văn bản?
A. Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
B. Dùng nhiều biện pháp tu từ.
C. Sử dụng thuật ngữ thuộc lĩnh vực mà văn bản đề cập.
D. Chủ yếu sử dụng dạng câu trần thuật.
Câu 9: Em hiểu ý kiến "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân
gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ" như thế nào?

Lời giải 1 :

`#kthy.`

`1)`

`=> D.` thuyết minh

Giải thích: Vì xét tất cả các ptbđ thì

`A.` Tự sự `->` không có vì nói dễ hiểu : tự sự là kể lại câu chuyện nào đó.

`B.` Miêu tả `->` không có vì trong văn bản không miêu tả chi tiết nào cụ thể.

`C.` Biểu cảm `->` không có vì trong văn bản không có cảm xúc

Nên chọn `D` :>

`2)`

`=> C.`

Vì tựa bài là vậy và xuyên suất văn bản thì tác giả kể chi tiết Hội Gióng Sóc Sơn hơn là các câu `A,B,D.`

`3)`

`=> A.`

Trong văn bản có: ''... nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội''

`4)`

`=> D.`

Trong văn bản có: ''Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày''

`5)`

`=> A.`

phân bổ theo thứ tự: rước giò hoa tre; rước voi; rước trầu cau; rước ngà voi; rước cỏ voi; rước tướng `(` dựa vào vb `)`

`6)`

`=> B.`

`-` Các tài liệu tham khảo ở cuối văn bản có mục đích:

`+` Xác định độ tin cậy của thông tin được trình bày

`+` Cung cấp cho người đọc các nguồn tài nguyên bổ sung để khám phá sâu hơn.

Câu `A` và `B` là đúng nhất nhưng xét câu `A` thì tài liệu ở cuối bài không khẳng định các thông tin trong văn bản là chính xác. Vì văn bản không nói về việc ''Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ'' mà đây chỉ là tài liệu tham khảo ở phần cuối.

`7)`

`=> C.`

Trong vb có: ''mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc''. 

`8)`

`=> C.`

Trong vb chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ chung và không sử dụng thuật ngữ.

`9)`

`-` Em hiểu ý kiến ''Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ'' là:

`+` Hội Gióng Sóc Sơn mang rõ tính chất của lễ hội cầu mùa, phản ánh tín ngưỡng dân gian phổ biến ở nhiều lễ hội mùa xuân trên khắp đồng bằng và vùng trung du Bắc Bộ Việt Nam `-` nhiều lễ hội xuân ở khu vực này cũng mang tính chất hội cầu mùa, thể hiện mong ước về một năm mới an khang, thịnh vượng.

Lời giải 2 :

$#Arii$

`1.`

`-` Văn bản giới thiệu và cung cấp các thông tin về một lễ hội với ý nghĩa văn hóa và tín ngưỡng của người dân vùng Sóc Sơn đối với Thánh Gióng. Đó là một lệ hội được tổ chức mỗi năm nhằm cầu mong phúc lành và sự bình an tới với cộng đồng.

`⇒` Đáp án `D`.

`2.`

`-` Nội dung bài đọc đã được khái quát rất rõ ở đầu nhan đề : "Hội Gióng Sóc Sơn".

`⇒` Đáp án `C`.

`3.`

`-` Dẫn chứng :

" Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn `(` Hà Nội `)` là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng `6` tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng `-`  Phù Đổng Thiên Vương. "

`⇒` Đáp án `A`.

`4.`

`-` Dẫn chứng :

" Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng. "

`⇒` Đáp án `D`.

`5.`

`-` Dẫn chứng :

" Theo như nội dung được ghi trên mặt bia số `6` của bia `8` mặt thì sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ theo thứ tự: Thôn Vệ Linh `(` xã Phù Linh `)` `-` rước giò hoa tre; Thôn Dược Thượng `(` xã Tiên Dược `)` `-` rước voi; Thôn Đan Tảo `(` xã Tân Minh `)`  `-` rước trầu cau; Thôn Đức Hậu `(` xã Đức Hoà `)` `-` rước ngà voi; Thôn Yên Sào `(` xã Xuân Giang `)` `-` rước cỏ voi; Thôn Yên Tàng `(` xã Bắc Phú `)` `-` rước tướng. "

`⇒` Đáp án `A`.

`6.`

`-` Tài liệu tham khảo cuối bài có tác dụng : Khẳng định các thông tin được nghiên cứu là có cơ sở; giúp người đọc có thể tìm hiểu thêm.

`⇒` Đáp án `B`.

`7.`

`-` Dẫn chứng :

" Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng `5` đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. "

`⇒` Đáp án `C`.

`8.`

`-` Văn bản thiên về lối thuyết minh, giới thiệu nên chủ yếu không được gán ghép nhiều về hình thức nghệ thuật.

`⇒` Đáp án `B`.

`9.`

`-` Theo ý hiểu của bản thân và những thông tin mà văn bản đã cung cấp, hội Gióng Sóc Sơn hiện lên trong cảm nhận của em là một sự kiện văn hóa giàu ý nghĩa với những nghi lễ tín ngưỡng dân gian. Tại đây, mọi người sẽ có thể cầu mong và hi vọng vào một mùa màng bội thu, bình an và phúc lợi cho cộng đồng. Lễ hội sẽ không chỉ nhấn mạnh sự kết nối sâu sắc giữa lễ hội Gióng Sóc Sơn và tín ngưỡng dân gian mà còn khẳng định lại vai trò cũng như tầm quan trọng của nó trong việc duy trì và phát triển văn hóa truyền thống ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK