Trang chủ KHTN Lớp 9 Dễ hiểu `+` dùng latex `->` Chill box 500. Bài 4 Từ thành phố A vào lúc 6 h một...
Câu hỏi :

Dễ hiểu `+` dùng latex `->` Chill box 500.

Bài 4 Từ thành phố A vào lúc 6 h một người đi xe đạp đến thành phố b cách A 90 km. Sau đó 30 phút một người đi xe máy cũng khởi hành từ A đến B, vào lúc 7 h người đi xe máy vượt người đi xe đạp. Đến thành phố B người đi xe máy nghỉ lại 30 phút, sau đó quay về thành phố A với vận tốc như cũ và gặp lại người đi xe đạp lúc 10h 40 phút. Xác định:

`a,` Người đi xe máy, người đi xe đạp đến thành phố B lúc mấy giờ?

`b,` Vẽ đồ thị chuyển động của `2` người trên cùng `1` hệ trục tọa độ.

Lời giải 1 :

Đáp án `+` Giải thích các bước giải:

Chọn mốc tọa độ là A, mốc thời gian kể từ khi người đi xe đạp xuất phát, chiều dương là chiều chuyển động của người đi xe đạp

Từ `t = 0` đến trước khi người đi xe máy đến B, phương trình chuyển động của người đi xe đạp và người đi xe máy lần lượt là:

`x_1 = v_1 t``(km;h)`

`x_2 = v_2 (t - 0,5)``(km;h)`

Khi hai người gặp nhau `(t_1 =7-6=1h)`: `x_1 = x_2`

`<=> v_1 = 0,5 v_2` `(1)`

Thời gian kể từ khi người đi xe đạp khởi hành đến lúc gặp nhau lần thứ 2 là:

`t_2 = 10 2/3 - 6 = 4 2/3 (h) = 14/3 (h)`

Gọi thời gian người đi xe máy đến B kể từ khi khởi hành là `T(=s/v_2)` `(h)`

Phương trình chuyển động của người đi xe máy lúc sau kể từ khi chuyển động ngược lại về A là:

`x_3 = 90 - v_2 (t - 0,5 - T - 0,5) = 90 - v_2 ( t - T - 1) (km;h)`

Khi hai người gặp nhau, `x_1 = x_3` `(t = t_2 = 14/3 h)`

`<=>` `v_1 t = 90 - v_2 (t - T - 1) = 14/3 v_1 = 90 - v_2 ( 11/3 - T ) `

`= 90 - v_2 ( 11/3 - 90/v_2)` `(2)`

Thế `(1)` vào `(2)`, ta có: `14/3 . 0,5v_2 = 90 - 11/3 v_2 + 90`

`<=>` `v_2 = 30 (km//h) => v_1 = 0,5 v_2 = 0,5 . 30 = 15 (km//h)`

Người đi xe máy đến B lúc:

`T_1 = 6 + 0,5 + 90/30 = 9,5(h)` = 9 giờ 30 phút

Người đi xe đạp đến B lúc:

`T_2 = 6 + 90/15 = 12 (h)` = 12 giờ

b. Đồ thị (Hình).

image

Lời giải 2 :

Đáp án`+`Giải thích các bước giải:

`star`Tóm tắt:

`t=0` lúc `6,5` giờ

`30` phút `=0,5` giờ 

`s=90` km

`10` giờ `40` phút `=(32)/3` giờ 

`a, t_1 ; t_2 =?` giờ 

------------------------------------

`star`Bài làm:

`a,` Đặt mốc tọa độ tại vị trí `A;` chiều dương từ `A` đến `B`

Khi hai người cùng đi từ `A -> B`, phương trình chuyển động:

`s_1 = |x_1| =|(6,5-6+t).v_1 |=| (0,5+t).v_1|`

`s_2 = |x_2|=|t.v_2|`

Lúc `7` h hai người gặp nhau lần thứ nhất

`=> t=7-6,5=0,5` (h)

Khi đó: `s_1 = s_2`

`=> |(0,5+0,5).v_1 | = |0,5.v_2 |`

`<=> 2.v_1 =v_2`

Lúc `10` h `40` phút hai người gặp nhau lần thứ `2`

`=> t= (32)/3 - 6,5=(25)/6` h

Mặt khác: khi xe máy dịch chuyển từ `B` ngược về `A` , đến lúc gặp xe đạp tại vị trí thứ hai, thì quãng đường đi được luôn bằng quãng đường từ vị trí gặp nhau đó đi đến `B`

Hơn nữa: ban đầu người đi xe máy nghỉ `30` phút lúc đến `B`

`=> s_{2}^' = |(t -0,5).v_2 |`

`=> s_1 + s_{2}^' = |(0,5+t).v_1 | + |(t-0,5).v_2 | = 2.s=2.90=180`

Mà `2.v_1 = v_2 ; t =(25)/6` h

`=> |(0,5 + (25)/6 ).v_1 |+ |((25)/6 - 0,5).2v_1 |=180`

`<=> v_1 =15` (km/h)

`=> v_2 =2.v_1 =30` (km/h)

`@` Người đi xe máy đến `B` lúc: `t_2 = 6,5 + (90)/(30) = 9,5` h `= 9` h `30` phút

`@` Người đi xe đạp đến `B` lúc: `t_1 = 6,5 -0,5 + (90)/(15)= 12` h

`b,`

`@t=0` 

`s_1 = (0,5+t).15= (0,5+0).15=7,5`m

`s_2 = 30.t= 0` m

`@t=1,5 -> s_1 = (0,5+1,5).15=30`m

`@t=3 -> s_2 = 30.3=90` m

`@`Hai người gặp nhau khi:

`s_1 = (0,5 + (25)/6 ).  15 = 70` m

Ta có đồ thị sau:

image

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK