Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Nêu cảm nhận khổ thơ sau: (Khúc dân ca-Nguyễn Duy) Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh...
Câu hỏi :

Nêu cảm nhận khổ thơ sau: (Khúc dân ca-Nguyễn Duy)

Nghìn năm trên dải đất này

Cũ sao được cánh cò bay la đà

Cũ sao được sắc mây xa

Cũ sao được khúc dân ca quê mình!

Lời giải 1 :

Khổ thơ được trích trong bài thơ Khúc dân ca của nhà thơ Nguyễn Duy đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Hình ảnh thơ "Nghìn năm trên dải đất này" đã khẳng định được truyền thống lịch sử nghìn năm của đất nước, dân tộc Việt Nam. Biện pháp điệp ngữ "Cũ sao được" và biện pháp liệt kê "cánh cò bay la đà, sắc mây xa, khúc dân ca quê mình" đã diễn tả được vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương mà còn cảm nhận được vẻ đẹp bản sắc văn hóa dân tộc của quê hương, đất nước. Các câu nghi vấn nối tiếp nhau để khẳng định giá trị, vẻ đẹp, sức sống trường tồn của quê hương, đất nước và bản sắc dân tộc. Đồng thời, bằng giọng thơ trầm lắng đậm chất trữ tình, người đọc có thể cảm nhận được niềm tự hào và tình yêu tha thiết mà tác giả dành cho quê hương, đất nước mình qua bao năm tháng. 

Lời giải 2 :

Câu thơ mở đầu vang lên như một lời khẳng định mạnh mẽ về chiều sâu lịch sử hình thành và phát triển của đất nước ta: "Nghìn năm trên dải đất này". Để có được dải đất hòa bình, tươi đẹp ấy đâu phải ngày một ngày hai mà nên mà thành, nó phải được đánh đổi bằng hàng nghìn năm ông cha ta nỗ lực dựng nước, giữ nước, quyết giành lấy từng phần nguyên vẹn của non sông dân tộc. Trên cánh đồng lúa vàng ươm, "cánh cò bay là đà" dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức của mỗi người con làng quê Việt Nam: cánh cò chuyên chở bao tâm tình mẹ gửi trong lời ru tiếng hát, cánh cò tưới tắm những đạo lí làm người dìu dắt ta qua mỗi chặng đường đời đầy gian truân. Hình tượng cánh cò trắng phau phau bay liệng trên nền trời xanh biếc sẽ mãi là một hình bóng thân quen in sâu trong trái tim mỗi đứa con xa quê. Đâu chỉ có thân cò gầy guộc, khẳng khiu mà khi nhắc tới đồng quê Việt Nam, người ta còn nhắc tới mây trời quang đãng, yên bình. Mây chẳng phải là thứ gì xa lạ, suốt năm suốt tháng nó vẫn ở đó chẳng phân biệt mùa đông hay hè, thế mà Nguyễn Duy lại có một cách gọi thật hay: "sắc mây xa". Thật vậy, thứ làm nên điều đặt biệt ở mây trời đồng quê cỏ nội chính là "sắc". "Trên trời có đám mây xanh/Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng" mây trôi hững hỡ qua đồng ruộng, con sông, mây phản chiếu hình ảnh ngọn cây, ngọn cỏ, mặt hồ, thác nước, những dải mây điệu đà chẳng bao giờ chịu giữ nguyên một màu áo mà thay đổi liên tục, biến hóa linh hoạt để làm phong phú thêm cho quang cảnh quê hương. Nếu hai câu thơ trên chỉ miêu tả về cảnh vật thì đến với câu thơ cuối đã có sự xuất hiện của con người. Giữa những cánh đồng bạt ngàn, giữa thiên nhiên bao la, hùng vĩ, "khúc dân ca quê mình" cất lên sao mà vang vọng, thắm thiết đến lạ thường. Mặc dù gắn đời mình với cái cày, cái bừa, hàng ngày làm lụng không quản nắng mưa, thế nhưng người dân lao động lại chẳng mang cái vẻ mệt mỏi, u sầu, mà lại tràn đầy niềm tin, hi vọng họ gửi gắm trong từng khúc dân ca. Đấy " Cày đồng đang buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày", đấy "Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần" đều là những tiếng hát lao động, đều là dáng vẻ đẹp đẽ đáng trân trọng của mỗi người dân Việt Nam. Nguyễn Duy viết về "quê mình", viết về cái nôi lớn nuôi dưỡng đời ông bằng giọng thơ nhẹ nhàng, đằm thắm, chân thành và cũng thật tha thiết. Mỗi cụm "Cũ sao được" lại kéo về một kỉ niệm, phép điệp cứ trở đi trở lại trong suốt mấy câu thơ như khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của nét văn hóa của quê hương, dân tộc. Qua đó làm nổi bật tình yêu quê, niềm tự hào về những vẻ đẹp của đất nước mang dòng máu Lạc Hồng.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK