Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Sdung= sử dụng Đphuong= địa phương Làm nhanh giúpp tuii nhe tui đánh giá 5 sao cho Thứ ngày BTVN...
Câu hỏi :

Sdung= sử dụng

Đphuong= địa phương

Làm nhanh giúpp tuii nhe tui đánh giá 5 sao cho

image

Sdung= sử dụng Đphuong= địa phương Làm nhanh giúpp tuii nhe tui đánh giá 5 sao cho Thứ ngày BTVN sưu tầm 1 đoạn văn 1 đoạn thơ có sử dụng từ

Lời giải 1 :

`-` Một đoạn thơ có sử dụng từ ngữ địa phương:

Bố ở chiến khu, bố còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, 

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.

Bếp lửa - Bằng Việt.

`->` Từ địa phương: Mày.

`=>` Giải thích: Từ địa phương là những từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Từ " mày " là từ ngữ địa phương Trung Bộ.

`-` Chuyển thành từ toàn dân tương ứng: Con / cháu.

`=>` Giải thích: Đoạn thơ trên là lời của bà nói với cháu của mình. Bà dùng cách xưng hô thân thuộc, gần gũi với cháu nên có thể thay thế " mày " bằng con hoặc cháu.

`-` Một đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương:

Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hứng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau,... Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng.

Nguyễn Ngọc Tư - Mùa phơi sân trước.

`=>` Chuyển thành từ ngữ toàn dân:

`+` Hồi: lúc, khi.

`->` Đây là từ ngữ địa phương miền Nam.

`+`  Con nít: trẻ con.

`->` Đây là từ ngữ địa phương miền Nam.

`+` Cặm: dựng ( một vật gì đó ).

`->` Đây là từ ngữ địa phương miền Nam):

`+` Trái: quả.

`->` Đây là từ ngữ địa phương miền Nam.

`+` Mau: nhanh.

`->` Đây là từ ngữ địa phương miền Nam.

`=>` Các từ trên đều là từ địa phương được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định để thay thế cho từ ngữ toàn dân.

Lời giải 2 :

-Đoạn thơ: 

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời Cách mạng thật là sang

           ( Tức cảnh Pác Bó-Hồ Chí Minh)

"Bẹ" là từ địa phương, tương đương với từ toàn dân "ngô"(từ địa phương miền Trung)

-Đoạn văn:

Một đơn vị bộ đội trên đường hành quân, đến Quảng Bình, vào nghỉ tại nhà một ông cụ. Cụ già thăm hỏi từng chiến sĩ và chăm chú nhìn vào một chiến sĩ da ngăm đen, rồi nói một cách rất tự nhiên :
- Chú này giống con bọ hung.
Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm bối rối. Sau đó mới hiểu ý nghĩa của câu nói ấy là : "Chú này rất giống con của bố.".

          ( Đoạn trích "Chú giống con bọ hung", Chuyện vui chữ nghĩa, Nguyễn Văn Tứ)

Từ địa phương "bọ"="cha"; "hung" =ghê" (từ địa phương Quảng Bình)

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK