Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Giúp mk bài đọc hiểu này với ạ... Larisa Lisovskaya - 6 tuổi Hiện là nhân viên thư viện     Tôi...
Câu hỏi :

Giúp mk bài đọc hiểu này với ạ...

Larisa Lisovskaya - 6 tuổi

Hiện là nhân viên thư viện 

   Tôi nhớ ba tôi, và em trai tôi.

Ba tôi là du kích. Phát xít bắt ông và xử bắn. Những người phụ nữ chỉ cho mẹ tôi nơi chúng bắn ba và mấy người nữa. Bà chạy ra đó, nơi họ đang nằm... Cả đời tôi vẫn nhớ, trời hôm đó rất lạnh, nước trong các vũng đóng thành váng băng mỏng. Còn họ nằm đó, độc những đôi vớ.

Mẹ tôi đang có mang. Bà sắp sinh em trai.

Chúng tôi phải đi trốn. Vì bọn phát xít truy lùng những gia đình du kích, không tha cả trẻ con. Chúng đưa họ lên những chiếc ô tô mái phủ vải bạt.

Chúng tôi ở rất lâu trong hầm chứa hàng xóm. Mùa xuân đã đến... Chúng tôi nằm trên đồng khoai tây đã bắt đầu nảy mầm. Ngay cả lúc thiếp ngủ vào ban đêm, những chồi khoai vẫn nhú lên nhột nhạt ngay bên mũi bạn. Và bọ cánh cứng. Chúng sống trong túi áo tôi. Trong vớ tôi. Lũ này thì tôi không sợ, ngày cũng như đêm. nghe Khi ra khỏi hầm chứa, mẹ sinh em trai. Nó lớn lên, bập bẹ tập nói, và chúng tôi kể về ba mình cho em

   - Ba cao lắm.

   - Khỏe nữa. Ba tung chị trên tay!

Đó là tôi nói với em gái, và em trai tôi hỏi:

   - Vậy lúc đó em ở đâu? - Lúc đó chưa có em. Em rấm rứt khóc, vì không có em khi ba còn sống...

(Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích, Những nhân chứng cuối cùng – Solo cho giọng trẻ em, Phan Xuân Loan dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2017)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Câu 1. Chỉ ra những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại.

Câu 2. Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện hoàn cảnh chiến tranh của câu chuyện.

Câu 3. Phân tích ý nghĩa nhan đề của truyện.

Câu 4. Toàn bộ câu chuyện được kể lại bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại. Vậy trong việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò gì? Phân tích thái độ của tác giả khi ghi lại các sự kiện mà nhân chứng kể lại.

Câu 5. Từ câu chuyện, anh/chị hãy nêu một thông điệp có ý nghĩa nhất cho cuộc sống hôm nay. Lí giải thông điệp đó.

Lời giải 1 :

Câu `1:`

`-` Những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại:

`+` trời hôm đó rất lạnh, nước trong các vũng đóng thành váng băng mỏng

`+` tôi nhớ ba tôi, và em trai tôi

Câu `2:`

`-` Một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện hoàn cảnh chiến tranh của câu chuyện:

`+` phát xít bắt ông và xử bắn

`+` những gia đình du kích

`+` chạy ra đó, nơi họ đang nằm

`+` trốn, hầm chứa, đồng khoai tây, những chiếc ô tô mái phủ vải bạt

Câu `3`: 

  Những nhân chứng cuối cùng có thể ám chỉ những người cuối cùng chứng kiến và trải qua những sự kiện đau thương của chiến tranh, đặc biệt là trẻ em, là những người lưu giữ ký ức và cảm xúc của một thời kỳ đen tối trong lịch sử. Solo cho giọng trẻ em nhấn mạnh rằng câu chuyện được kể từ góc nhìn của trẻ em, những người đã phải chịu đựng và trải qua những nỗi đau mất mát quá lớn so với tuổi thơ của họ. Giọng kể trẻ em cũng làm tăng thêm sự chân thực và đau xót của câu chuyện.

Câu `4:` 

`-` Tác giả đóng vai trò người ghi lại và chuyển tải ký ức của nhân chứng

`=>` Tác giả thể hiện sự tôn trọng và đồng cảm sâu sắc với những nhân chứng và những câu chuyện. Tác giả ghi lại các sự kiện với một giọng văn trang trọng, tôn kính và trung thực, nhằm truyền tải đầy đủ những nỗi đau, mất mát và ký ức của những người đã trải qua chiến tranh.

Câu `5:` 

`-` Thông điệp: Chiến tranh mang lại đau thương và mất mát, đặc biệt cho người vô tội và trẻ em

`=>` Câu chuyện cho thấy trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong chiến tranh, mất đi người thân và tuổi thơ, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của hòa bình

$\color{#b6d7a8}{\textit{#R}}$$\color{#a2c4c9}{\textit{i}}$$\color{#9fc5e8}{\textit{n}}$$\color{#b4a7d6}{\textit{n}}$$\color{#d5a6bd}{\textit{a}}$

Lời giải 2 :

1. Những yếu tố tạo nên tính xác thực

Larisa Lisovskaya - 6 tuổi

Hiện là nhân viên thư viện 

Tôi nhớ ba tôi, và em trai tôi.

2. 

Ba tôi là du kích. Phát xít bắt ông và xử bắn.

Những người phụ nữ chỉ cho mẹ tôi nơi chúng bắn ba và mấy người nữa

Còn họ nằm đó, độc những đôi vớ.

Chúng tôi phải đi trốn.

Vì bọn phát xít truy lùng những gia đình du kích, không tha cả trẻ con.

Chúng đưa họ lên những chiếc ô tô mái phủ vải bạt.

Chúng tôi ở rất lâu trong hầm chứa hàng xóm.

Chúng tôi nằm trên đồng khoai tây đã bắt đầu nảy mầm

3. 

Nhan đề "Những nhân chứng cuối cùng" là nhan đề phản ánh hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Nhan đề cũng gây ấn tượng mạnh mẽ và khơi gợi lòng xót thương cho những nạn nhân của chiến tranh cùng sự căm phẫn chiến tranh

4. 

Tác giả là người chi chép lại chân thực toàn bộ lời kể của nhân chứng chiến tranh 

Tác giả có thái độ khách quan, tái hiện chân thực lại lời kể ấy

5

Thông điệp có ý nghĩa nhất với cuộc sống hôm nay của em đó chính là chiến tranh là nguyên nhân gây ra đau khổ, bất hạnh cho con người. Đồng thời, chúng ta cần trân trọng những gì mà chúng ta có trong đời sống ngày nay, đồng thời trân trọng gia đình của mình.  

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK