Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ dưới. khoảng 200 chữ - 300 chữ          Lượm...
Câu hỏi :

viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ dưới. khoảng 200 chữ - 300 chữ

         Lượm
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”
...
              Tố Hữu

Lời giải 1 :

$#Arii$

`⇒` Bài thơ trên là một tác phẩm thơ vô cùng hay và ý nghĩa được tác giả Tố Hữu lấy cảm hứng từ những cuộc chiến tranh và những câu chuyện đời thường để thuật tả lại. Dưới ngòi bút tài hoa của ông, bài thơ hiện lên trong tôi là những cảm giác sâu sắc trước những suy ngẫm và cảm xúc về một cuộc sống của một em bé nọ trong hoàn cảnh chiến tranh. Mở đầu bài thơ là hình ảnh của những tháng ngày "đổ máu" ở Huế, là sự gặp nhau giữa hai thế giới tại một không gian đầy bất ngờ. Chú bé Lượm hiện lên là một cậu bé "loắt choắt" với một tâm hồn thơ ngây mà mang phần đáng yêu. Tuy còn rất nhỏ nhưng em lại mang trong mình những gánh nặng lớn lao của thời chiến. Mặc cho biết sẽ có nhiều những mối nguy hiểm rình rập, sẽ có thể hi sinh và nằm xuống bất cứ lúc nào, Lượm luôn vẫn giữ được tính cách ngây thơ và sự tinh nghịch của một đứa trẻ. Bài thơ không chỉ đơn thuần lời ca ngợi về sự dũng cảm, lạc quan của cậu bé Lượm mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về những thiệt thòi và khổ đau mà chiến tranh mang lại cho con người. Qua đó, tôi lại càng thêm yêu, thêm trân trọng và biết ơn tới những đóng góp của họ `-` những con người anh dũng đã sẵn sàng nằm xuống vì nền hòa bình nước nhà.

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại cho tôi thật nhiều ấn tượng. Tác giả đã khắc họa hình ảnh một cậu bé liên lạc mang vẻ hồn nhiên, ngây thơ nhưng rất dũng cảm, gan dạ. Mở đầu là cuộc gặp gỡ với người chiến sĩ ở Hàng Bè vào những ngày tháng thực dân Pháp trở lại xâm lược Huế. Chiến tranh xảy ra, Lượm tham gia cách mạng với tư cách là một chiến sĩ liên lạc. Cậu được miêu tả với dáng người nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn. Cùng với đó là cái xắc đeo trên vai để đựng thư, chiếc ca lô đội lệch trên đầu. Không chỉ ngoại hình, chúng ta còn thấy được nét tính cách hồn nhiên của Lượm. Điều đó được thể hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Những từ ngữ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, “cười”, “má đỏ” đã diễn tả được tâm trạng của Lượm, đồng thời qua đó còn khẳng định việc được tham gia chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ đất nước là niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam. Không chỉ vậy, khi đọc bài thơ, tôi còn cảm thấy ngưỡng mộ với tinh thần của Lượm. Dù vẫn còn nhỏ tuổi nhưng cậu lại có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ được giao. Khi nhận được nhiệm vụ giao lá thư đề “thượng khẩn”, Lượm đã không ngại khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Cách nói “sợ chi” cho thấy một tâm thế chủ động của người chiến sĩ nhỏ, cậu sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm mà không hề run sợ. Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh đồng quê khi đang làm nhiệm vụ. Khi đọc khổ thơ viết về sự hy sinh của Lượm, tôi cảm thấy đau đớn, nghẹn ngào. Lượm ngã xuống giữa cánh đồng của quê hương. Có thể thấy, Lượm là một bài thơ giàu cảm xúc, mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Tố Hữu.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK