Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Đề 2 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo...
Câu hỏi :

Giúp mình câu 4 với ạ

image

Đề 2 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá khôn

Lời giải 1 :

`\text{#A}`

Mở đầu khổ hai bài "Nói với con", nhà thơ Y Phương có viết:

"Người đồng mình thương lắm con ơi."

Qua câu thơ trên, người cha cho nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình - người vùng mình, miền mình, người của quê hương mình, và thể hiện niềm mong ước đối với con. Cách gọi con người quê hương của nhà thơ thật độc đáo, gợi lên sự gần gũi, thân thương, trìu mến. Cụm từ "thương lắm" là cách bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu thương, đồng cảm, pha chút xót xa khi nghĩ về cuộc sống còn nhiều vất cả, khó nhọc, gian nan của người đồng mình. Cụm từ "con ơi" tạo âm điệu trìu mến, thiết tha cho lời thơ. Nhà thơ nhắc lại cụm từ "người đồng mình" nhằm gây ấn tượng sâu sắc, không phai mờ về con người của quê hương đối với con. Bằng những lời thơ mộc mạc, giản dị ấy, với giọng điệu tâm tình, đặc biệt là tình cảm yêu mến người đồng mình, Y Phương đã cho con thấy bao phẩm chất tốt đẹp của những con người quê hương. Người đồng mình biết lo toan và mong ước:

"Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn"

Nỗi buồn càng nhiều thì ý chí càng cao, gian khó càng nhiều thì nghị lực, ý chí quyết tâm càng mạnh mẽ. Và lấy cái cao xa của đất trời, núi rừng làm chiều kích của nỗi buồn và chí hướng. Đó là tầm vóc của núi cao, rừng thẳm thật đáng tự hào. hai câu thơ sóng đôi, đối xứng làm nổi bật ý chí của con người: Trải qua biết bao gian khổ, ý chí của con người được tôi luyện, trở nên mạnh mẽ. Người đồng mình bền bỉ, tha thiết gắn bó với quê hương, dẫu quê hương còn đói nghèo, cực nhọc: 

"Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói"

Cuộc sống của họ tuy khó khăn, gian khổ, nghèo đói nhưng với các cụm từ "không chê", "không lo" lại khẳng định thái độ sống tích cực, bản lĩnh kiên cường của họ: Họ nhìn thẳng vào thử thách và đối mặt với nó, chấp nhận và vượt qua mọi khó khăn, gian nan bằng ý chí và niềm tin; sống ân tình, thủy chung với quê hương dù quê hương còn vất vả đói nghèo. Và họ còn sống vất vả nhưng mà lại mạnh mẽ, khoáng đạt: 

"Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc"

Nhà thơ sử dụng nghệ thuật so sánh, điệp ngữ và liệt kê, làm nổi bật lối sống mạnh mẽ, hồn nhiên, lạc quan của người đồng mình. Vì vậy, người cha mong muốn con tiếp nối những vẻ đẹp đáng quý đó của người đồng mình.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK