Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Câu 2: Cảm nhận đoạn thơ sau "Roi som soi chalit lai bép hd ba then Sớm mai này là...
Câu hỏi :

Giúp e với ạ.E cảm ơn

image

Câu 2: Cảm nhận đoạn thơ sau "Roi som soi chalit lai bép hd ba then Sớm mai này là nhóm bếp lên chưa

Lời giải 1 :

Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông  thường viết về những kỉ niệm, ước mơ gần gũi với cảm xúc tinh tế, giọng điệu trâm tĩnh sâu lăng, giàu chất suy tư, triết luận. Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài. Đoạn thơ “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,...,Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa" đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở câu trên, tác giả chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà: “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…” Như thế, bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương “luôn ủ sẵn” trong lòng bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu. Với sự bình tĩnh, vững lòng, bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu vượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. “Bếp lửa bà nhen” sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của niềm tin vô cùng “dai dẳng” bền bỉ và bất diệt: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…” Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại bốn lần với những ý nghĩa phong phú, gợi nhiều liên tưởng. Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên tình yêu thương, nhóm lên niềm vui cuộc sống, nhóm lên nghĩa tình hồn hậu, nhóm lên tâm tình, ước vọng của tuổi thơ. Từ những kỉ niệm ấu thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ và nhân dân sâu nặng nghĩa tình. Chính nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu, thêm yêu dân tộc mình, nhân dân mình. Trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà là những gì tuy thật bình dị, song ẩn giấu điều cao quý thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu tha thiết, tình cảm xúc động bồi hồi, suy tưởng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và nghị luận, sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa cụ thể vừa gần gũi, vừa giàu cảm xúc vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Có thể nói, quê hương, nguồn cội là máu thịt của mỗi con nguồn. Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người. Từ tình cảm mến yêu và lòng biết ơn vô hạn của người cháu dành cho bà, và cho cả quê hương, đất nước, nhà thơ muốn khẳng định triết lí : hững gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất. Hình ảnh bếp lửa và người bà hiện lên mang theo sự ấm áp, mang theo sự kiên cường, không ngại hy sinh. Ở những câu cuối một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu. Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả. Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở. Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” Hình ảnh trong khổ thơ cuối tác giả đã trở về với hiện thực khi mình đã đi xa bà, xa quê hương, được hưởng lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả nhưng chưa giây phút nào hình ảnh người bà và chiếc bếp lửa thân thương gắn liền với tuổi thơ lam lũ bị tác giả quên lãng. “Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm đẹp đẽ của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Đoạn thơ đã khẳng định sâu sắc tình cảm yêu thương, gắn bó của nhà thơ đối với quê hương của mình. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.

`#NhuQuynhQ.T`

Lời giải 2 :

Trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, khổ thơ thứ năm đã thể hiện được hình ảnh bếp lửa gắn liền với bà. Hình ảnh "bếp lửa" được thay thế bằng hình ảnh "ngọn lửa" cụ thể hơn và mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Bếp lửa mà bà nhen sớm sớm, chiều chiều không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt - ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng. Điệp ngữ "một ngọn lửa" nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp mà bà dành cho cháu. Phải chăng chính ngọn lửa lòng bà đã nhen lên trong tâm hồn đứa cháu ý chí, nghị lực và một tình yêu cuộc sống, niềm tin tươi sáng về ngày mai. Đó là biểu hiện của sức sống muôn đời bất diệt, mang niềm yêu thương, ý chí, nghị lực, niềm vui của bà truyền cho cháu. Hình ảnh người bà trong tâm hồn nhà thơ không chỉ là người thắp lửa, giữ lửa mà bà còn là người truyền lửa. Đó là ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa của sự sống truyền đến cho các thế hệ mai sau. Tiếp theo, nhà thơ đã thể hiện được những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa. Cuộc đời bà là cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhiều lận đận, trải qua nhiều mưa nắng, tưởng như không bao giờ dứt "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa". Hình ảnh của bà cũng là hình ảnh của biết bao người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh, dù gian truân vất vả nhưng vẫn luôn có tình yêu thương gia đình. Điệp từ "nhóm" được nhắc đi nhắc lại bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Từ "nhóm" thứ nhất (nhóm bếp lửa) là động từ thể hiện một hành động làm bén và cháy lên thành ngọn lửa. Đó là một bếp lửa hoàn toàn có thật và quan sát được bằng mắt thường. Từ "nhóm" trong những câu thơ sau lại mang ý nghĩa ẩn dụ có nghĩa là bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, để lại ký ức đẹp có giá trị trong cuộc đời mỗi con người (nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi). Bà đã truyền hơi ấm tình thương, khơi dậy trong lòng cháu tình yêu thương ruột thịt, tình cảm chia sẻ đoàn kết với hàng xóm láng giềng, quê hương, đất nước (nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui". Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà đã khơi dậy những kí ức, kỷ niệm tuổi ấu thơ trong cháu để cháu luôn nhớ về nó như nhớ về cội nguồn (nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ). Hình ảnh bếp lửa đơn sơ, giản dị đã mang ý nghĩa khái quát trở thành ngọn lửa trong tim - một ngọn lửa chứa sức sống và niềm tin của con người. Từ đó, nhà thơ có sự khái quát "Ôi! Kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa". Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa. Khổ thơ cuối đã thể hiện nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa. Đây là lời tự bạch của người cháu đi xa khi đã trưởng thành. Khoảng cách về không gian, thời gian và "khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả" không thể làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà; của quê hương, không quên được những lận đận đời bà, tấm lòng ấm áp của bà. Đó là sức mạnh của cội nguồn, là đạo lí thủy chung cao đẹp của người Việt Nam được nuôi dưỡng từ thuở nhỏ. Bài thơ được kết thúc bằng câu hỏi tu từ gợi cho người đọc cảm nhận như có một nỗi nhớ khắc khoải thường trực hướng về bà. Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn. Tóm lại, ba khổ thơ cuối của bài thơ Bếp lửa đã thể hiện được những suy ngẫm của cháu về bà, sự biết ơn dành cho bà và sự khắc ghi những kỷ niệm ấu thơ bên bà và bếp lửa của nhà thơ. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK