Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Mọi người giúp em với: Trong vai trò người cháu hãy kể lại bài thơ bếp lửa của Bằng Việt...
Câu hỏi :

Mọi người giúp em với:

Trong vai trò người cháu hãy kể lại bài thơ bếp lửa của Bằng Việt

Lời giải 1 :

Bao nhiêu năm xa quê hương, xa bà, xa miền quê yêu dấu nhưng tôi chả thể nào quên được những năm tháng tuổi thơ, có bà ngồi bên bếp lửa.

  

 Năm tôi lên 4 tức là năm 1945, đất nước còn lâm vào một nạn đói khủng khiếp, khi ấy hoàn cảnh sống khó khăn rất nhiều.Bố mẹ tôi phải ra ngoài kiếm tiền. Một mình tôi với bà được chăm sóc.Tôi còn nhớ khi ấy nhà ai cũng thiếu, cũng đói, cả người đói meo.Người chết vì đói cũng không phải là ít, người dân thường đốt rơm để trừ tử khí.Đốt nhiều đến nỗi khói hun mờ mắt, đến giờ vẫn còn cay cay. Dù tôi với bà cũng không bỏ cuộc, chúng tôi vẫn ngồi bên  bếp lửa ôm một hy vong, dù không lớn  nhưng vô cùng mãnh liệt.Bố mẹ tôi đi theo tiếng gọi của tổ quốc, giao tôi cho bà trông,Tám năm ròng tôi cùng bà nhóm lửa, dù có khổ đến mấy, bà vẫn ngày ngày thắp lên ngọn lửa như thấp lên mỗi niềm hy vọng. Tôi ngồi trông những đàn chim tu hú hót tha thiết ngoài cánh đồng, tôi chỉ muốn nói rằng: "Tu hú ơi sao chẳng ở cùng bà?”. Tôi từ nhỏ đã quen cái hơi thân thuộc của bà. Cùng bà dậy sớm để cùng thắp lên “hy vọng” dần dần đã trở thành niềm vui nho nhỏ của tôi. Tôi vẫn nhớ những câu chuyện khi ấy của bà. Bà thường hay kể những ngày ở Huế cho tôi nghe, dù bà có kể bao nhiêu tôi vẫn không thấy chán. Được áp đầu nằm lên đùi bà, được những ngón tay ấm áp của bà luồn qua khe tóc, nằm nghe những câu chuyện cùng với hơi ấm của bếp lửa và tất nhiên là với bà cũng đủ làm cho tôi hạnh phúc. Bố mẹ đi xa, bà tôi thay bố mẹ dạy tôi nhiều việc, bà lo cho tôi ăn học, lo cho tôi ăn uống, chăm sóc tôi, khuyên răn tôi những việc sai. Khi lớn lên tôi mới nhận ra, bà thương tôi, lo cho tôi không có đủ tình thương, bà cố gắng đảm nhiệm là một người bố, người mẹ và là một người thầy để lo cho tôi. Dù khó khăn bà cũng chỉ để tôi thấy một nụ cười hiền hòa. Nhớ đến đây, hai giọt lệ lăn dài trên má tôi… Bình yên là thế cho đến khi…. Năm đó, giặc đốt làng cháy rụi. Tôi cùng bà đi trốn. Khi mọi việc kết thúc, bà nắm chặt tay tôi đi từng bước run rẩy vào làng, mọi thứ trước mắt tôi thật hoang tàn. Tôi có thể nghe được cả tiếng khóc than của người dân. Chúng tôi về tới ngôi nhà tranh của mình, nó đã bị đổ xuống nhưng may là các bác hàng xóm đã giúp chúng tôi dựng lại được. Đêm ấy, ngồi bên bà, chợt bà bảo tôi: "Mày có viết thư cho bố thì đừng kể này kể nọ, cứ bảo là chúng ta vẫn bình yên. Đừng để bố bây lo.” Chính là thế, dù có ra sao bà tôi vẫn gắng gượng. Người phụ nữ ấy là niềm tự hào to lớn của tôi, bà không bao giờ than vãn, hay tỏ ra mệt mỏi, tôi biết bà đang cố gắng giữ cho tôi luôn lạc quan. Dù sớm dù chiều, dù đã qua mấy chục năm, bà vẫn luôn thắp lên bếp lửa ấp iu ấy. Ngọn lửa được bà dành chọn tất cả niềm thương yêu của mình. Chính bếp lửa ấy là nơi có khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo sẻ chia và những tâm tình tuổi thơ. Tôi hiểu lòng bà, vì sao bà lại nhóm lửa, tôi hiểu rằng bà đang hy vọng, ngọn lửa bà thắp như là một niềm tin đất nước sẽ chiến thắng, sẽ bình yên.

 Bà dành cả cả đời mình chỉ để hy vọng niềm tin hạnh phúc của bà thành hiện thực.Năm đó là nạn giặc tàn phá xóm làng, thiêu rụi nhà cửa, tài sản. Hàng xóm và bà cháu tôi đều chịu nhiều khổ cực, mất mát và đau thương. Cái hình ảnh đó đã ám ảnh hết một phần của tuổi thơ tôi.Thế nhưng tôi và bà vẫn ngồi đó, ôm một  hy vọng mãnh liệt .. Dù khó khăn bà cũng chỉ để tôi thấy một nụ cười hiền hòa. Nhớ đến đây, hai giọt lệ lăn dài trên má tôi…

$\text{Ngânk5}$

Lời giải 2 :

 Đến tận bây giờ, mỗi khi trời giá rét, đông về, tôi lại nhớ đến bếp lửa của bà. Tuổi thơ của tôi gắn liền với bếp lửa thân thuộc, một bếp lửa chứa đựng những thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Quê hương là nơi dành cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp nhất, gia đình và người bà kính yêu. Là nơi cho chúng ta nhiều kỷ niệm đẹp nhất, với tôi là bếp lửa chứa đựng tình cảm của bà dành cho tôi. 

 Ngày ngày bà đều dậy sớm để nhóm bếp, dù là ngày mưa hay ngày nắng, chẳng bao giờ bà không nhóm lửa. Năm bốn tuổi, mùi khói đã trở nên thân thuộc, vào những năm 1945, nạn đói xuất hiện càn quét mọi thứ, gây nên những cái chết đau thương đó, cái chết phản ánh cho những cuộc chiến tranh đầy độc ác và khốc liệt. Bố mẹ vất vả đi làm xa, chỉ có hai bà cháu nương tựa nhau mà sống, làn khói dày đặc, nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay. 

 Tám năm ròng cùng bà nhóm lửa, bà dạy bảo, che chở cho tôi. Mỗi đêm, tu hú kêu khơi gợi lại những ký ức trong tôi, bà hay kể chuyện những ngày ở Huế, giọng nói trầm ấm của bà khiến câu chuyện trở nên hay và độc đáo hơn. Tôi luôn thích thú với những câu chuyện bà kể, những câu chuyện mà đến giờ vẫn không quên được. Trong những ngày đó, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, cùng với chiếc bếp lửa bên cạnh, thật ấm áp biết bao. 

 Những ngày bình yên đã qua đi, giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, cháu cùng bà chạy trốn. Sau khi qua đi, hàng xóm đỡ đần nhau dựng lại túp lều tranh. Tuy nhiên, bà vẫn luôn dặn tôi: " mày có viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên!" Tôi vẫn nhớ mãi câu nói ấy, vì lo cho con nên bà muốn bố mẹ cứ đi làm, không cần lo lắng cho bà. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy còn gì sánh bằng. Lại tiếp tục những tháng ngày đó, bà vẫn dậy sớm nhóm bếp lửa, một ngọn lửa chứa đầy tình yêu thương của bà. Dù đã qua mấy chục năm rồi, bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm. Nhóm lên những tia hy vọng rằng ngày nào đó đất nước sẽ giành chiến thắng. 

 Giờ tôi đã đi xa, dù đã có những niềm vui của riêng mình nhưng tôi vẫn không thể quên được chiếc bếp lửa ấy, và luôn tự hỏi rằng: 'sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...'

#keobonggon chúc bạn học tốt!

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK