Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phần I: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm)<br />Đọc văn bản sau:<br />         (1) Đến bây giờ,...
Câu hỏi :

Phần I: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
         (1) Đến bây giờ, khi đã ngồi bao nhiêu giờ các chuyến bay, đã ngủ lê lết nhiều đêm trong các phi trường để hôm sau quá cảnh, tôi mới nhận ra rằng mình đã khác xưa, Lúc trước chị mơ về cảm giác được ngồi trong máy bay, giờ mới thấy rằng khoảnh khắc đứng nơi đất bằng nhìn chiếc máy bay lướt trên nền trời cũng thật tuyệt diệu. Lúc trước mơ về những vùng đất mới, những con người mới, bây giờ mừng rỡ giữa nơi xa lạ bắt gặp giọng Việt thân thương. Trước mơ về những chuyển đi, giờ còn mong cả những chuyển về. Bởi sau những giờ bay dài dằng dặc, tôi mới nghiệm ra rằng hạnh phúc của mình không chỉ nằm ở lúc ngồi trên những chuyến bay, nhìn mây trắng như bảng ngoài cửa sổ, háo hức trước một vùng đất mới, những con người mới, một văn hóa mới.
        (2) Hạnh phúc của tôi còn ở lúc quay về, thảnh thơi ngắm dòng Cửu Long đục màu phù sa uốn lượn trên bạt ngàn ruộng lúa xanh non, ngỏ dài rừng Cát Tiền trải một màu xanh thẫm, nhìn những mái nhà lô nhỏ phía dưới, thấy có đâu đó nơi gọi là nhà mình. Hạnh phúc của tôi 7 là lúc ngồi trên chuyến bay trở về, nghe người ngồi ghể kể bên thì thảo giọng miền Tây. "Đi đâu về rồi cũng thấy nước Việt mình thật đẹp".
 (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn,
 NXB Hội nhà văn, 2018, tr.143-144)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (1,0 điểm) Trong đoạn (1), sau khi ngồi bao nhiêu giờ chờ các chuyến bay, nhân vật tôi nhận ra rằng mình đã khác xưa như thế nào?
Câu 3. (1,0 điểm) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn (2).
Câu 4. (1,0 điểm) Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra sau khi đọc văn bản là gì? Vì sao?
Phần III: Tập làm văn (6,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm).
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu hãy viết 01 đoạn văn  suy nghĩ của em về sự cần thiết phải gắn bó với quê hương xứ sở.

Lời giải 1 :

Phần I: Đọc hiểu văn bản

Câu 1.

`-` Phương thức biểu đạt chính:Biểu cảm

Câu 2.

Nhân vật "tôi" nhận ra rằng mình đã khác xưa ở chỗ trước đây mơ về những vùng đất mới, những chuyến đi đầy háo hức và khám phá. Nhưng bây giờ, nhân vật cảm thấy hạnh phúc không chỉ khi được khám phá những điều mới lạ mà còn cảm thấy vui sướng khi quay trở về, nhìn thấy quê hương, nghe giọng nói quen thuộc và cảm nhận sự thân thuộc của quê nhà.

Câu 3. 

`-` Biện pháp tu từ: So sánh trong câu “Hạnh phúc của tôi còn ở lúc quay về, thảnh thơi ngắm dòng Cửu Long đục màu phù sa uốn lượn trên bạt ngàn ruộng lúa xanh non...”.

`-` Tác dụng: Biện pháp so sánh này giúp tác giả nhấn mạnh sự đối lập giữa cảm giác hạnh phúc khi khám phá vùng đất mới và cảm giác hạnh phúc khi trở về quê hương, làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, thân thuộc của quê nhà, từ đó khơi gợi tình yêu và lòng gắn bó với quê hương của nhân vật.

Câu 4. 

`@` Bài học: Hạnh phúc không chỉ đến từ việc khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ ở nơi xa, mà còn từ sự trở về và gắn bó với quê hương, nơi có những điều bình dị và thân thuộc.

`@` Lý do: Vì quê hương là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần, văn hóa sâu sắc và là nơi ta cảm thấy yên bình, an toàn nhất. Sự trở về giúp ta nhận ra và trân trọng hơn những gì ta có, mang lại sự cân bằng và ý nghĩa đích thực trong cuộc sống.

Phần III: Tập làm văn 

Đoạn văn:

Gắn bó với quê hương xứ sở không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào và nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi con người. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên, nơi chứa đựng bao kỷ niệm tuổi thơ, nơi nuôi dưỡng tâm hồn và con người chúng ta. Khi trải qua nhiều vùng đất mới, gặp gỡ những con người mới, ta có thể học hỏi và khám phá nhiều điều thú vị. Nhưng cuối cùng, ta vẫn tìm về với quê hương, nơi mang đến sự an yên và cảm giác thuộc về. Sự gắn bó với quê hương giúp ta trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, là nền tảng vững chắc để ta phát triển và hoàn thiện bản thân. Đồng thời, nó còn khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm với cộng đồng, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Gắn bó với quê hương, ta không chỉ sống vì mình mà còn vì cả cộng đồng, vì những giá trị bền vững mà quê hương mang lại.

Lời giải 2 :

Câu `1`: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 

`=>` Đi kể lại cuộc hành trình, cảm xúc và suy nghĩ của "tôi".

Câu `2`: Nhân vật tôi đã nhận ra mình khác xưa:

`+` Giờ mới thấy rằng khoảnh khắc đứng nơi đất bằng nhìn chiếc máy bay lướt trên nền trời cũng thật tuyệt diệu.

`+` Bây giờ mừng rỡ giữa nơi xa lạ bắt gặp giọng Việt thân thương.

`+` Trước mơ về những chuyển đi, giờ còn mong cả những chuyển về.

`=>` Nhân vật "tôi" cảm thấy khác xưa khi bản thân mình không còn mong chờ những chuyến đi nữa mà còn mong chờ những chuyến về. Nhân vật "tôi" cảm thấy nhớ quê hương - nơi chôn rau cắt rốn mỗi khi đi xa, nhớ giọng Việt thân thương giữa một mảnh đất mới. Mỗi khi như vậy nhân vật "tôi" lại cảm nhận được sự quen thuộc từ đồng bào khi giữa nơi xa lạ.

Câu `3`:

`@` Trích "Hạnh phúc của tôi còn ở lúc quay về, thảnh thơi ngắm dòng Cửu Long đục màu phù sa uốn lượn trên bạt ngàn ruộng lúa xanh non, ngỏ dài rừng Cát Tiền trải một màu xanh thẫm, nhìn những mái nhà lô nhỏ phía dưới, thấy có đâu đó nơi gọi là nhà mình. Hạnh phúc của tôi 7 là lúc ngồi trên chuyến bay trở về, nghe người ngồi ghể kể bên thì thảo giọng miền Tây".

`=>` Sử dụng biện pháp tu từ liệt kê.

Tác dụng:

`+` Làm cho sự diễn đạt trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển.

`+` Tăng tính gợi hình gợi cảm cho câu văn.

`+` Tác giả đã dùng phép liệt kê để nói ra thế nào là niềm hạnh phúc đối với nhân vật "tôi".

Câu `4`:

`-` Qua đoạn văn, em rút ra được bài học chính là dù ta có đi bất kể đâu trên trái đất, đi ngược về xuôi, từ chân trời xuống dưới biển. Thì chúng ta phải luôn nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta. Biết yêu thương, trân trọng và tự hảo mảnh đất Việt Nam thân yêu và tươi đẹp của chúng ta. 

`-` Vì quê hương nuôi nấng tuổi thơ chúng ta. Là nơi cất giữ bao nhiêu kỉ niệm tươi đẹp của chúng ta. Là nơi luôn chào đón chúng ta bất kể là ai. Quê hương là người bạn đồng hành, là một món quà quý già mà ta được nhận.

Câu `1`: `-` Quê hương luôn đóng góp quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Đó là nơi sinh ra chúng ta, là người bạn đồng hành từ khi chúng ta mới chập chứng biết đi đến khi trưởng thành rời xa quê hương để làm ăn. Không chỉ vậy nó là một nơi cất giữ biết bao nhiêu là kỉ niệm của thời thơ ấu chúng ta. Quê hương giống như một cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn ta, dạy ta biết nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Việc gắn bó với quê hương xứ sở quả là một điều cần thiết. Vì khi ta đan xét với quê hương thì dù ta có đi xa đến đâu đi chăng nữa cá nhân chúng ta cũng sẽ không cảm thấy bị lạc lõng, cô đơn và mất phương hướng trong cuộc sống. Quê hương là nguồn cảm hứng, nguồn động viên quý giá để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Đồng thời, việc gắn bó với quê hương giúp cho chúng ta hiểu hơn về bản thân, về nguồn gốc và giá trị của mình. Tóm lại, việc gắn bó với quê hương xứ sở là một điều cần thiết mà mỗi chúng ta phải có.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK