Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu1:  Hãy phân biệt từ đơn âm tiết và từ đơn đa âm tiết, cho ví dụ cụ thể? Câu...
Câu hỏi :

Câu1:  Hãy phân biệt từ đơn âm tiết và từ đơn đa âm tiết, cho ví dụ cụ thể?

Câu 2: Hãy phân biệt từ đơn đa âm tiết và một số từ láy dễ lẫn lộn, cho ví dụ cụ thể?                  

Lời giải 1 :

ĐÁP ÁN + LỜI GIẢI

Câu 1:

Từ đơn âm tiết là những từ chỉ có duy nhất 1 âm tiết và có nghĩa.

VD: sách, hoa, ăn, cây, chơi, bánh, ...

Từ đa âm tiết là từ có 2 âm tiết trở lên, những từ này bắt nguồn từ việc mượn hoặc phiên dịch các từ nước ngoài sang tiếng việt, những từ thường sẽ có dấu '' - '' giữa các âm tiết

VD: karaoke, cafe, ti-vi, ra-di-o, ...

Câu 2: 

Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.

VD: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,...

Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu).

VD: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt,...

Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q; ng/ngh; g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.

VD: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,...

Lưu ý: trong thực tế, có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng HS rất khó phân biệt, ta nên liệt kê ra một số từ cho HS ghi nhớ.

VD: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, chân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành thực,....

Ngoài ra, những từ không có cả quan hệ về âm và về nghĩa (từ thuần Việt) như: tắc kè, bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương, mồ hôi,... hay các từ vay mượn như: mì chính, cà phê, xà phòng, mít tinh,... 

Lời giải 2 :

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Câu 1: Hãy phân biệt từ đơn âm tiết và từ đơn đa âm tiết, cho ví dụ cụ thể?

-> Từ đơn âm tiết là những từ chỉ có duy nhất một âm tiết và có nghĩa

VD: sách, hoa, ăn, cây, chơi, bánh, ....

-> Từ đơn đa âm tiết là từ có 2 âm tiết trở lên. Các loại từ đơn đa âm tiết có thể là tên phiên âm tiếng nước ngoài, mỗi một âm tiết được viết cách nhau bằng dấu “-“.

VD: karaoke, cafe, ti-vi, ra-di-o, ....

Câu 2: Hãy phân biệt từ đơn đa âm tiết và một số từ láy dễ lẫn lộn, cho ví dụ cụ thể?

-> Các từ không xác định được hình vị gốc nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.

VD: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè, ...

->  Còn từ đơn đa âm tiết là có 2 âm tiết trở lên. Các loại này được phiên âm theo tiếng nước ngoài.

VD: karaoke, cafe, ti-vi, ra-di-o, .... 

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK