Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: "(7) Dân gian đã xây dựng hình tượng...
Câu hỏi :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"(7) Dân gian đã xây dựng hình tượng Gióng không chỉ là một cá nhân kiệt xuất, có sức mạnh to lớn mà còn thể hiện Thánh Gióng là biểu tượng của tỉnh thần, sức mạnh cộng đồng. (2) Gióng lớn lên bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cả dân làng cho nên cậu là hiện thân sức mạnh của tập thể, của tỉnh thần đoàn kết, của sự kết hợp sức mạnh của cá nhân và cộng đồng. (3) Mỗi bừa cậu ăn bày nong cơm, ba nong cả, rồi Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ khẳng lỗ, lớn nhanh như thổi. (4) Đây là sự trưởng thành của ý thức dân tộc, sự vươn lên của cả cộng đồng bởi bản thân Giống được nuôi dưỡng bằng của cải, tỉnh thần của cả dân làng. (5) Chi tiết này mang màu sắc huyền thoại và là cách nói hình tượng để tiễn tả sức mạnh to lớn của tập thể mà Thánh Gióng là người anh hùng tiêu biểu đại diện cho các anh hùng vùng trung châu đảnh giặc Ân. (6) Sự tập trung của dân gian tô điểm hình tượng Gióng cho thấy rõ mục đích giáo dục

tư tưởng, ý thức về tỉnh thần chống giặc ngoại xâm của cộng đồng."

(Trịch Bình giang truyền thuyết, Nguyễn Việt Hùng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.35)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Chỉ ra câu mang nội dung chính của đoạn trích trên. Người viết đã triển khai ý kiến đó bằng những lí lẽ và bằng chứng nào?

Câu 3. Giải nghĩa các từ "kiệt xuất", "tráng sĩ".

Câu 4. Vì sao người viết cho rằng “Sự tập trung của dân gian tô điểm hình tượng Giỏng cho thấy rõ mục đích giáo dục tư tưởng, ý thức về tinh thần chống giặc ngoại xâm của cộng đồng. Bằng hiểu biết về truyền thuyết Thánh Gióng, thử lí giải điều đó.

Câu 5. Từ câu chuyện của người anh hùng Thánh Gióng, theo em, học sinh có thể thực hiện những hành động nào để thể hiện tinh thần yêu nước, nổi tiếp truyền thống tốt đẹp của dân tộc

ta từ ngàn đời?

Lời giải 1 :

1. Nghị luận

2. 

Câu văn nêu luận điểm: Dân gian đã xây dựng hình tượng Gióng không chỉ là một cá nhân kiệt xuất, có sức mạnh to lớn mà còn thể hiện Thánh Gióng là biểu tượng của tỉnh thần, sức mạnh cộng đồng.

Lí lẽ và bằng chứng:

- Lý lẽ:

+ Gióng lớn lên bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cả dân làng cho nên cậu là hiện thân sức mạnh của tập thể, của tỉnh thần đoàn kết, của sự kết hợp sức mạnh của cá nhân và cộng đồng

+  Đây là sự trưởng thành của ý thức dân tộc, sự vươn lên của cả cộng đồng bởi bản thân Giống được nuôi dưỡng bằng của cải, tỉnh thần của cả dân làng

+ Chi tiết này mang màu sắc huyền thoại và là cách nói hình tượng để tiễn tả sức mạnh to lớn của tập thể mà Thánh Gióng là người anh hùng tiêu biểu đại diện cho các anh hùng vùng trung châu đảnh giặc Ân.

+ Sự tập trung của dân gian tô điểm hình tượng Gióng cho thấy rõ mục đích giáo dục tư tưởng, ý thức về tỉnh thần chống giặc ngoại xâm của cộng đồng

- Bằng chứng:

+ Mỗi bừa cậu ăn bày nong cơm, ba nong cả, rồi Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ khẳng lỗ, lớn nhanh như thổi.

3. 

tráng sĩ: người đàn ông có sức lực cường tráng và chí khí mạnh mẽ

kiệt xuất: vượt trội hẳn lên về giá trị, tài năng so với bình thường

4.

Sức mạnh của Thánh Gióng là đại diện của sức mạnh toàn thể dân làng, cộng đồng để đánh đuổi giặc Ân. Nếu không có sự đoàn kết của dân làng nuôi Gióng lớn, Thánh Gióng sẽ không thể lớn nhanh như thổi và đánh đuổi giặc. Thánh Gióng lớn lên trong tình yêu thương, lòng căm ghét quân thù và tình yêu nước nồng nàn chính nghĩa của nhân dân ta. Hình tượng Thánh Gióng gắn liền với sự đoàn kết của nhân dân và hình ảnh cây tre làng đặc trưng của làng quê Việt Nam. 

5

Học tập thật tốt, thi đua đóng góp cho nền kinh tế nước nhà 

Tích cực làm việc tốt, việc thiện, giúp ích cho cộng đồng xã hội

Kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tình yêu nước và tinh thần nhân nghĩa đại đoàn kết dân tộc 

Tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách 

Lời giải 2 :

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là Nghị luận.

Câu 2: Câu mang nội dung chính của đoạn trích trên là: “Dân gian đã xây dựng hình tượng Gióng không chỉ là một cá nhân kiệt xuất, có sức mạnh to lớn mà còn thể hiện Thánh Gióng là biểu tượng của tỉnh thần, sức mạnh cộng đồng.”

`-` Tác giả đã triển khai ý kiến này bằng việc phân tích vai trò của Thánh Gióng trong cộng đồng, từ việc nuôi dưỡng đến sự vươn lên của cả tập thể.

Câu 3:

`-` Kiệt xuất chỉ người có tài năng, xuất sắc, kiệt xuất là người có phẩm chất vượt trội, nổi bật.

`-` Tráng sĩ là người anh hùng, người có lòng dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì đất nước.

Câu 4: Người viết cho rằng sự tập trung của dân gian tô điểm hình tượng Gióng cho thấy mục đích giáo dục tư tưởng, ý thức về tinh thần chống giặc ngoại xâm của cộng đồng thể hiện qua việc xây dựng hình tượng Thánh Gióng .

Câu 5: Từ câu chuyện của người anh hùng Thánh Gióng, học sinh có thể thực hiện những hành động sau để thể hiện tinh thần yêu nước và nối tiếp truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

`-` Tích cực làm việc tốt, việc thiện, tham gia các hoạt động của cộng đồng.

`-` Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc

`-` Tu dưỡng đạo đức.

`color{Purple}{t̷e̷d̷i̷o̷u̷s̷~}`

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK