Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Chọn một tp văn học để làm rõ. Giúp e mn ơiii ĐỀ LUYỆN 02 Nhà thơ Tố Hữu cho...
Câu hỏi :

Chọn một tp văn học để làm rõ. Giúp e mn ơiii

image

Chọn một tp văn học để làm rõ. Giúp e mn ơiii ĐỀ LUYỆN 02 Nhà thơ Tố Hữu cho rằng: Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ k

Lời giải 1 :

Trong "Về tác giả, tác phẩm", nhà thơ Tố Hữu đã cho rằng "Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học". Em hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Dữ đã cho thấy được mối quan hệ giữa văn học và cuộc đời. 

Ý kiến của nhà thơ Tố Hữu có nghĩa là các tác phẩm văn học, thơ ca được sáng tác không chỉ đơn thuần chỉ là những dòng chữ nằm trên trang sách và được chắp bút sáng tác mà các tác phẩm văn học ấy đã tái hiện bức tranh cuộc đời ở một giai đoạn nào đó. Các tác phẩm ấy đem đến giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, có mối quan hệ gắn chặt với cuộc đời, với dòng chảy lịch sử, biến đổi của xã hội, thời đại và lấy con người làm trung tâm. Nếu văn học rời xa hiện thực cuộc sống thì sẽ chẳng thể tạo ra giá trị riêng hay dấu ấn trong lòng người đọc. Văn học lấy cảm hứng bất tận từ cuộc sống, lấy bức tranh cuộc sống làm chất liệu để nhào nặn. Đồng thời, văn học cũng định hướng con người quay trở về chiêm nghiệm, nhìn nhận lại cuộc sống qua thông điệp, bức tranh mình muốn truyền tải. 

Về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm chính là tác phẩm văn học đương thời chuẩn mực tái hiện bức tranh hiện thực của số phận bất hạnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Nguyễn Dữ là học trò của Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỷ XVI, là thời kỳ triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác. Tác phẩm Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền) là tác phẩm viết bằng chữ Hán, có chịu ảnh hưởng của truyện truyền kỳ Trung Quốc - một thể truyện thường có yếu tố kì lạ, hoang đường - nhưng cũng khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giác khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh. Một loại nhân vật khác là những người trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện của tác phẩm này. 

Trong tác phẩm, nhân vật Vũ Nương được khắc họa là người phụ nữ đức hạnh, công dung ngôn hạnh và có đầy đủ chuẩn mực tam tòng tứ đức trong xã hội phong kiến xưa. Nàng là người yêu thương chồng con, hiếu thuận với mẹ chồng, một mình gánh vác chuyện gia đình khi chồng đi lính, chỉ mong chồng có thể bình an trở về mà không hề mong vinh hoa phú quý. Trong thời gian chồng đi lính, nàng một mình chăm sóc con, nuôi dạy con khôn lớn, một mực chung thủy chờ chồng trở về. Thế nhưng, số phận nghiệt ngã, lễ giáo phong kiến hà khắc cùng người chồng đa nghi đã đẩy nàng vào số phận nghiệt ngã cùng nỗi oan thấu trời không thể gột rửa. Nàng đã gieo mình tự vẫn để chứng minh cho tấm lòng trong sạch, son sắt của bản thân mình. Kể cả khi nàng được minh oan một cách lộng lẫy rực rỡ nhưng sự thực là nàng vẫn chết, nàng chẳng thể tìm được hạnh phúc ở trần gian mà chỉ khi đau đớn rồi chết đi thì mới được minh oan. 

Tác phẩm truyện đã lấy chất liệu là hiện thực lễ giáo phong kiến hà khắc, cùng số phận bất hạnh của những người phụ nữ khác giống như nàng Vũ Nương. Người đọc cảm nhận được phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Nhưng đồng thời cũng thấy căm phẫn sự tàn bạo khủng khiếp của lễ giáo phong kiến xưa cùng như cảm thấy thương cảm số phận bất hạnh đến nghiệt ngã, không thể có được hạnh phúc của họ. Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học này được lồng ghép khéo léo, đan xen. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận được giá trị văn học ngàn đời của tác phẩm này. Vì đây là câu chuyện gắn liền với hiện thực cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa chứ không hề hư cấu hay tưởng tượng.

Tóm lại, em hoàn toàn đồng tình với quan điểm của nhà thơ Tố Hữu. Các tác phẩm văn học có sức sống lâu đời đều lấy chất liệu từ hiện thực của cuộc sống và hướng con người đến giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo. Trong đó, truyện Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm văn học xuất sắc về phẩm chất tốt đẹp nhưng số phận bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK