Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm,...
Câu hỏi :

Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)

- Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn một của văn bản trên?

Lời giải 1 :

1. Phép liên kết chủ yếu của bài:

`-` Xác định phép liên kết chủ yếu:

`**`  Phép lặp: Tính khiêm tốn, khiêm tốn.

`**`  Dẫn chứng của phép lặp:

`@` "khiêm tốn" lặp lại đoạn (2), (3) và (4).

`+` Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?

`+`  Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình,...

`+`  Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn.........

`@` "tính khiêm tốn" lặp lại đoạn (1) đến 2 lần

`+` Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém...

`+` Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận......

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Phép liên kết  ở đoạn 1:

-Phép lặp: người có tính khiêm tốn

-Phép đồng nghĩa: kém-tầm thường ; học hỏi nhiều thêm nữa-luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK