giúp muk với ạ câu 3 và 5 nha
Bài `3:`
`@` Dùng biện pháp so sánh để viết lại những câu văn sau cho sinh động, gợi tả hơn:
`a)` Mặt trời đỏ ửng đang nhô lên ở đằng đông.
`->` Mặt trời đỏ ửng như một quả cầu lửa khổng lồ đang nhô lên ở đằng đông.
`=>` Từ so sánh: ''như.''
`b)` Dòng sông quanh co chảy qua...
`->` Dòng sông quanh co tựa một chiếc khăn lụa mềm mại vắt ngang qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.
`=>` Từ so sánh: ''tựa''.
`c)` Đất nước mình đâu cũng đẹp.
`->` Đất nước mình đâu cũng đẹp như bức tranh phong cảnh tuyệt tác.
`=>` Từ so sánh ''như''
`d)` Đám mây đen ùn ùn kéo tới, trời tối sầm lại.
`->` Đám mây đen ùn ùn kéo tới như những tên quái vật dữ tợn, trời tối sầm lại.
`=>` Từ so sánh ''như''
`e)`
`->` Đám mây như những cục bông gòn trắng muốt bay qua bầu trời.
`=>` Từ so sánh ''như''.
`f)`
`->` Ánh nắng trải khắp cánh đồng như một điềm báo tốt lành tới toàn cảnh vật.
`=>` Từ so sánh ''như''
`g)`
`->` Cây bàng như chiếc ô xinh xắn tỏa bóng mát rượi.
`=>` Từ so sánh ''như''
`h)`
`->` Những cây phượng nở hoa đỏ chói như những đóm lửa rạo rực góc trường.
`=>` Từ so sánh ''như''
`i)`
`->` Bác nông dân khỏe mạnh, nước da rám nắng tựa màu bánh mật.
`=>` Từ so sánh ''tựa''
Bài `5:`
`@` Dùng điệp ngữ viết lại những câu văn sau để nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người.
`a)`
`->` Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa trái và yêu cả lũy tre thân mật làng tôi.
`=>` Điệp từ ''yêu''.
`b)`
`->` Bức tranh buổi sớm quê hương tôi đẹp quá! Đẹp đến mê hồn, đẹp đến đắm say!
`=>` Điệp từ ''đẹp''
`c)`
`->` Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, tình thương của bố, tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
`=>` Điệp từ ''tình thương.''
`d)`
`->` Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, màu xanh của bãi ngô, thảm cỏ.
`=>` Điệp từ ''màu xanh''
`e)`
`->` Hương thơm hoa hồng quyến rũ, hương thơm hoa huệ đằm thắm, hương thơm hoa nhài tinh khiết lan tỏa khắp khu vườn.
`=>` Điệp từ ''Hương thơm''
`f)`
`->` Cánh đồng quê tôi tràn ngập màu vàng của ánh nắng, màu vàng của những thảm lúa chín.
`=>` Điệp từ ''màu vàng''
Bài `3`:
`a,` Mặt trời đỏ ửng đang nhô lên ở đằng đông như quả bóng tròn khổng lồ.
`->` So sánh: mặt trời - quả bóng tròn.
`b,` Dòng sông quanh co chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai như một dải lụa mềm mại bao bọc cả cánh đồng.
`->` So sánh: Dòng sông - dải lụa.
`c,` Đất nước mình đâu cũng đẹp như bức tranh đầy màu sắc.
`->` So sánh: Đất nước - bức tranh
`d,` Đám mây đen ùn ùn kéo tới, trời tối sầm lại như sắp nổi cơn thịnh nộ.
`->` So sánh: mây đen, trời tối sầm - cơn thịnh nộ.
`e,` Đám mây bay qua bầu trời như đàn chim nhẹ nhàng lướt qua trên khoảng không.
`->` So sánh: Đám mây - đàn chim.
`f,` Ánh nắng trải khắp cánh đồng như ánh sáng của sự sống mới.
`->` So sánh: ánh nắng - ánh sáng của sự sống.
`g,` Cây bàng toả bóng mát rượi như chiếc ô to khổng lồ đang ngả xuống.
`->` So sánh: Cây bàng - chiếc ô.
`h,` Những cây phượng đã nở hoa đỏ chói như tô điểm cho bức tranh phong cảnh ngày hè thêm rực rỡ.
`->` So sánh: nở hoa đỏ chói - tô điểm cho bức tranh phong cảnh.
`i,` Bác nông dân khoẻ mạnh, nước da rám nắng như những chú gấu mạnh mẽ.
`->` So sánh: bác nông dân - chú gấu mạnh mẽ.
`=>` Giải thích:
`+` So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau.
`+` Trong bài trên, chỉ cần so sánh sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác thì câu văn sẽ sinh động, gợi cảm hơn.
Bài `5`:
`a,`Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa trái và yêu cả luỹ tre thân mật làng tôi.
`->` Điệp ngữ: yêu.
`b,` Bức tranh buổi sớm quê hương tôi đẹp quá! Đẹp vô cùng !
`->` Điệp ngữ: Đẹp.
`c,` Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, tình thương của bố và tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
`->` Điệp ngữ: tình thương.
`d,` Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, màu xanh của bãi ngô và màu xanh của thảm cỏ.
`->` Điệp ngữ: màu xanh của.
`e,` Hoa hồng thơm ngọt ngào, hoa huệ thơm thoang thoảng, hoa nhài thơm dịu nhẹ đều thơm, hương thơm lan toả khắp vườn.
`->` Điệp ngữ: thơm.
`f,` Cánh đồng que tôi tràn ngập màu vàng của ánh nắng và màu vàng của những thảm lúa chín.
`->` Điệp ngữ: màu vàng của.
`=>` Giải thích:
`+` Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật. Các từ trong câu được lặp lại với một dụng ý nào đó nhằm tăng tính biểu cảm cho câu văn.
`+` Trong bài trên, ta chỉ cần điệp lại tính chất của sự vật, hiện tượng.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK