Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 LỄ CÚNG TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI JRAI VÀ BA NA     Khi người con đã trưởng thành, có đủ...
Câu hỏi :

                                 LỄ CÚNG TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI J’RAI VÀ BA NA

    Khi người con đã trưởng thành, có đủ điều kiện kinh tế thì sẽ tổ chức một lễ gọi là Lễ tạ ơn để cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Đây thật sự là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J’rai và Ba Na ở Kon Tum. Mặc dù họ là hai dân tộc khác nhau hoàn toàn về ngôn ngữ, tập quán… nhưng lại gặp nhau ở điểm chung trong văn hóa ứng xử này. Điều này đã thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay.
    Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người J’rai gọi là Chal mơ nê kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma bui); còn người Ba Na gọi là Khop bơnê kơ me pa. Thường được tổ chức vào tiết nông nhàn (Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới. Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người. Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng, nếu giàu có thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn, một con gà và một ghè rượu ngon. Mặc dù lễ Cúng tạ ơn cha mẹ chỉ gói gọn trong từng gia đình, dòng tộc nhưng Lễ được tổ chức khá long trọng trong hai ngày. Thông thường ngày đầu tiên là dành cho phần lễ trong gia đình thân thuộc, còn ngày hôm sau mới mời bà con, anh em ở làng xa đến ăn uống chung vui.
    Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ. Gia đình người con sẽ mang lễ vật đến, một ghè rượu ngon đặt giữa nhà và bắt đầu mổ gà và heo (bò). Lấy tiết con vật cúng bôi lên ghè rượu, lấy một phần gan sống của các con vật đem xâu vào cây tre rồi cột trên miệng ghè để cúng ông bà tổ tiên và một phần đem ra ngoài sân cúng thần linh. Gà, thịt heo được nướng, xâu vào cây tre rồi cùng cột vào cây nơi buộc ghè rượu. Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu. Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc...
   Sau đó chính tay người con sẽ làm các món ăn ngon dâng lên cha mẹ mình. Thông thường là làm theo khẩu vị mà cha mẹ mình thích ăn nhất. Gà sẽ được lóc xương nấu cháo; heo sẽ lấy phần thịt thăn đem nướng. Sau khi đã chuẩn bị xong, người con mang đến dâng cho mẹ mình ăn trước và mời mẹ uống cang rượu cần đầu tiên rồi mới đến cha, đồng thời cũng nhắc lại thời thơ ấu đã được mẹ nuôi nấng, nhờ có dòng sữa mẹ nên mới lớn khôn và nhờ cha đã dạy dỗ, chở che nên được như hôm nay. Người mẹ, cha nhận lời và cũng cảm ơn con đã biết hiếu thuận, nhớ ơn sinh thành, cầu mong con sẽ không bị đau ốm và làm ăn ngày càng tốt hơn nữa...

C1: Liên kết các chi tiết quy định về vật cúng, phạm vi và đối tượng tham dự trong lễ cúng tạ ơn cha mẹ đc tác giả đưa ra trong bài vt trên

C2: Nêu lời nhắc nhở của bài vt đối với chúng ta. Em có đồng ý với lời nhắc nhở đó ko? Vì sao?

C3: Liên hệ thực tế trong gia đình và địa phương em, có n lễ hội nào thể hiện đạo lí về lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Hãy chia sẻ với mọi người đc bt và nêu lên cảm xúc của em.

Lời giải 1 :

Câu 1.

Quy định về vật cúng, phạm vi và đối tượng tham dự trong lễ cúng tạ ơn cha mẹ :

- Lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người.

- Vật cứng : nếu giàu có thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn, một con gà và một ghè rượu ngon.

- Phạm vi : gói trọn trong từng gia đình.

- Đối tượng tham gia : Thông thường là ngày đầu tiên là dành cho phần lễ trong gia đình thân thuộc, còn ngày hôm sau mới mời bà con, anh em ở làng xa đến ăn uống chung vui.

Câu 2.

- Lời nhắc nhở của bài viết đối với chúng ta : "Công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và đạo làm con"

- Em đồng ý với lời nhắc nhở đó, vì :

+ Công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ là vô cùng to lớn.

+ Đạo làm con là phải biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Đó là biểu hiện của đạo lí "Uống nước nhớ nguồn", là nét đẹp trong văn hóa ứng xử người Việt.

+ Nếu thiếu đi đạo lí đó, con người sẽ trở thành kẻ vong ân bội nghĩa, ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, xã hội.

Câu 3.

Lễ hội thể hiện đạo lí về lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên :

- Lễ hội Vu Lan 

- Lễ hội Tết Nguyên Đán

- Lễ hội Hội Lim

- Lễ hội Nguyên Tiêu

Cảm xúc của em : Thêm yêu bố mẹ hơn, tự hào về những lễ hội này, bởi chúng không chỉ là dịp để thể hiện lòng hiếu thảo mà còn là cơ hội để duy trì và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Lời giải 2 :

Câu 1:

Trong bài viết trên, tác giả đã đề cập đến những chi tiết về vật cúng, pham vi và đối tượng tham gia trong Lễ cúng tạ ơn cha mẹ như sau:

- Vật cúng: Lễ vật chính là một ghè rượu ngon .Ngoài ra còn cóm một con bò (nếu gia đình con khấm khá) hoặc một con heo lớn, một con gà (nếu gia đình con không khá giả)

- Phạm vi: Được tổ chức chủ yếu trong gia đình, dòng tộc. Ngày đầu tiên là phần lễ trong gia đình thân thuộc, còn ngày hôm sau mời bà con, anh em ở làng xa đến ăn uống chung vui.

- Đối tượng tham gia: Các thành viên trong gia đình.

Câu 2: Lời nhắc nở của bài viết: Bài viết nhắc nhở chúng ta về đạo lí " Uống nước nhớ nguồn", lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, những người đã sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Lễ cúng tạ ơn cha mẹ là một nét đẹp văn hóa, thể hiện sự biết ơn và tôn trọng đối với bậc sinh thành. 

- Em đồng ý với lời nhắc nhở đó vì tôn trọng và biết ơn cha mẹ là một giá trị đạo đức cơ bản và quan trọng trong xã hội. Cha mẹ đã hy sinh để nuôi dạy chúng ta nên người, vì vậy việc tỏ lòng biết ơn và hiếu thuận là một điều đáng quý và cần thiết của mỗi người. Lễ cúng tạ ơn cha mẹ không chỉ là một phong tục truyền thống mà còn là một cách để duy trì và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nó giúp chúng ta nhớ đến nguồn cội và xây dựng mối quan hệ gia đình bền chặt.

Câu 3: 

Liên hệ thực tế trong gia đình và địa phương:

Lễ Vu lan báo hiếu là một lễ về lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. 

- Lễ Vu lan báo hiếu được tổ chức vào rằm tháng bảy âm lịch. Trong lễ hội, mọi người thường đến chùa làm lễ cầu siêu, thắp hương tưởng nhớ tổ tiên, cha mẹ đã khuất, và cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại được bình an, mạnh khỏe. Con cháu thường tặng quà và bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, ông bà.

Cảm xức của em: Em thấy rất xúc động và tự hào vì dân tộc ta có những lễ hội ý nghĩa sâu sắc đến như vậy, thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, và ông bà tổ tiên. Tham gia lễ Vu Lan giúp em nhớ đến công ơn của cha mẹ, ông bà và nhắc nhở em phải luôn trân trọng và chăm sóc họ khi còn có thể. Những hoạt động trong lễ hội cũng giúp gia đình em gắn kết hơn, cùng nhau chia sẻ những kỷ niệm và tình cảm yêu thương.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK