Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Hòn đá có...
Câu hỏi :

làm phần II- PHẦN TẬP LÀM VĂN giúp mình với ạ

image

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mớ

Lời giải 1 :

 II: PHẦN TẬP LÀM VĂN

Câu 1:                                                 Bài làm:

                Ý kiến " Nếu không có lửu làm sao thành Mùa Xuân " trong đoạn trích đã gợi tôi suy nghĩ về ý nghĩa của sự đam mê, nhiệt huyết và ý chí cuộc sống. Mùa xuân là thời điểm của thiên nhiên trở lên sống động, tươi sống, tươi vui và ddaayd hi vọng. Tuy nhiên, con người cũng cần lửa bên trong đầy ấm áp, vượt khó và đạt được thành công.

                 Lửa trong cuộc sống đại diện cho sự nhiệt huyết, khát vọng và đam mê. Nó có nguồn cảm hứng và dám nghĩa, dám làm và dám theo đuổi ước mơ.  Chỉ có lửa, con người mới chơi hết mình, đặt những mực tiêu cao cả và hoàn thành mục tiêu của mình đề ra.

                Tóm lại, ý kiến " Nếu không có lửa làm sao thành Mùa Xuân " đã khởi gợi trong tâm chí tôi về suy nghĩ về ý nghĩa của sự đam mê, nhiệt huyết và ý chí trong cuộc sống. Chỉ khi có lửa bên trong, con người mới có thể sống hết mình, vươn tới những tấm cao mới và mang lại hành phúc cho mọi người xung quanh. √ 207 chữ

Câu 2: 

Hình ảnh về vẻ đẹp thiên nhiên ta trung đại đến 4 mùa của quê hương đã trở thành cảm vĩnh cửu. Qua đó, chúng ta có thể thấy một cánh rõ rành sự thân thiệt, gần gũi, quen thuộc của hình ảnh quê hương trong bài thơ.

Xin câu trả lời hay nhất

Lời giải 2 :

1.

Có quan điểm cho rằng "Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân". Em hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Lửa là hình ảnh ẩn dụ của tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần nhiệt huyết với cuộc sống và truyền thống yêu thương nhân nghĩa của con người. Mùa xuân là hình ảnh ẩn dụ của những điều tốt đẹp, của sự nghiệp phát triển trường tồn của con người, dân tộc và đất nước. Trong cuộc sống, nếu con người đánh mất đi tinh thần truyền thống yêu nước, truyền thống yêu thương nhân nghĩa, đoàn kết gắn bó thì mối quan hệ trong cộng đồng sẽ trở nên rời rạc đến mức nào. Nếu con người đánh mất đi tinh thần kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp nối truyền thống quê hương đất nước thì tương lai của đất nước, quốc gia sẽ chẳng thể nào phát triển rực rỡ được. Đồng thời, lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết nhiệt huyết sẽ làm cho toàn thể dân tộc, cộng đồng phát triển. Tóm lại, quan điểm "nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân" là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc với mỗi dân tộc, đất nước và cộng đồng. 

2.

Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh và một tháng trước lúc qua đời. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân, thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời hiến dâng cho quê hương đất nước vô cùng nhân văn của tác giả.

Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện tình yêu cuộc sống và trân trọng từng phút giây được sống của mình qua khổ thơ đầu tiên:

"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"

Bốn câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp mà nhà thơ Thanh Hải khắc họa. Từ "Mọc" được đảo lên đầu câu thơ cho thấy một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của bông hoa. Những hình ảnh "dòng sông xanh, bông hoa tím biếc" chính là những hình ảnh của bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống tươi đẹp. Nhà thơ như đang đứng trước bức tranh thiên nhiên trong tưởng tượng ấy của mình, nghĩ về những điều tươi đẹp của cuộc sống. Bức tranh được nhà thơ Thanh Hải vẽ ra không chỉ có màu sắc mà còn có âm thanh tiếng chim chiền chiện. Từ cảm thán "Ơi" và câu hỏi như trách yêu của nhà thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của bức tranh tư tưởng trong tâm hồn nhà thơ. Dường như, bức tranh tâm tưởng trong tâm trí nhà thơ có đủ cả màu sắc, hình ảnh và âm thanh. Ta có thể thấy đó là một trỗi dậy mãnh liệt của một tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống luôn thường trực. Đó là sự khát khao, yêu thương cuộc sống, yêu những vẻ đẹp của cuộc sống. Hình ảnh hoa và chim còn xuất hiện ở khổ thơ thứ tư trong bài thơ, như chứa đựng những khát vọng cao đẹp của nhà thơ được cống hiến cho cuộc sống. Hai câu thơ cuối "Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng" cho thấy một thái độ trân trọng, nâng niu từng điều, từng phút giây quý báu của nhà thơ. Hình ảnh "giọt" ở đây có thể là từng khoảnh khắc trôi qua, từng phút giây trôi qua. Hành động "hứng" của nhà thơ cho thấy thái độ trân trọng, nâng niu và khát vọng gìn giữ những điều tốt đẹp đang trôi qua trong tâm tưởng nhà thơ.

Tóm lại, khổ thơ đầu tiên đã thể hiện tình yêu cuộc sống và thái độ trân trọng, nâng niu cuộc sống của nhà thơ Thanh Hải. Người đọc có thể cảm nhận được bức tranh mùa xuân tươi đẹp cùng với đó là thái độ trân trọng, ngập tràn khát vọng của nhà thơ. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK