Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Bài tập 1: Chỉ ra các phép tu từ được dùng trong những trường hợp sau:          a) Một mùa xuân...
Câu hỏi :

Bài tập 1: Chỉ ra các phép tu từ được dùng trong những trường hợp sau:         

a) Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Thanh Hải)

b) Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

(Nguyễn Du)

c)Một dãy núi mà hai màu mây.

Nơi năng nơi mưa, khí trời cũng khác,

Như anh với em, như Nam với Bắc.

Như đông với tây một dải rừng liền.

( Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

d) Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

(Đêm nay Bác Không ngủ)

e)Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hung lao động! Tre, anh hung chiến đấu!( Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

Lời giải 1 :

`#special`

`1)`

`a)` "Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc."

`-` Ẩn dụ: Hình ảnh "một mùa xuân nho nhỏ" là chỉ đến mỗi chúng ta là `1` mùa xuân, mỗi một đóng góp của chúng ta tuy âm thầm lặng lẽ nhưng góp phần cống hiến, xây dựng đất nước

`-` Hoán dụ: Hình ảnh "tuổi `20`" và hình ảnh "khi tóc bạc"

`-` Điệp ngữ: "Dù"

`->` Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm, cho câu văn thêm sinh động, giàu hình ảnh. Tạo vần `/` nhịp cho bài. Nhấn mạnh rằng mỗi con người chúng ta dù trong khoảng thời gian, tuổi tác nào, cũng sẽ luôn nhiệt huyết cống hiến hết mình, đóng góp cho nước nhà. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc tham gia đóng góp, cống hiến cho nước nhà, để Việt Nam ngày `1` phát triển, vươn cao `-` vươn xa.

`b)` "Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh."

`-` Nhân hóa: hoa  ghen thua, liễu hờn kém

`-` Ẩn dụ: qua hình ảnh, chi tiết "hoa ghen", "liễu hờn" dự báo được trước số phận nàng Kiều

`->` Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm, cho câu văn thêm sinh động, giàu hình ảnh. Tạo vần `/` nhịp cho bài. Hình ảnh hoa ghen, liễu hờn miêu tả vẻ đẹp rực rỡ, sắc đẹp nghiên nước nghiên thành của Thúy Kiều. Nhưng đồng thời, cũng cho thấy trước được số phận trắc trở, bất hạnh của Thúy kiều.

`c)` "Một dãy núi mà hai màu mây.

Nơi năng nơi mưa, khí trời cũng khác,

Như anh với em, như Nam với Bắc.

Như đông với tây một dải rừng liền."

`-` So sánh: 

"Như anh với em,

như Nam với Bắc.

Như đông với tây"

`-` Liệt kê: hai màu mây, nơi nắng nơi mưa

`->` Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm, cho câu văn thêm sinh động, giàu hình ảnh. Tạo vần `/` nhịp cho bài. Gợi lên hình ảnh vẻ đẹp khác biệt của dãy nuối khi có `2` màu mây, khác biệt thêm về thời tiết, khí hậu. Từ đó gợi lên vẻ đẹp núi non, sự kì diệu của thiên nhiên.

`d)` "Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm"

`-` Ẩn dụ: Người cha mái tóc bạc là Bác Hồ

`->` Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm, cho câu văn thêm sinh động, giàu hình ảnh. Tạo vần `/` nhịp cho bài. Gợi lên hình ảnh Bác Hồ `-` vị lãnh tụ tài ba của nước nhà tuy là lãnh đạo nhưng lại ân cần, quan tâm, săn sóc những người lính chứ không ngồi hưởng thụ, lợi dụng quyền lực. Từ đó cho thấy Bác luôn hết lòng vì nước vì dân, hết lòng vì nền độc lập nước nhà.

`e)` "Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hung lao động! Tre, anh hung chiến đấu!"

`-` Nhân hóa: tre chống lại sắt thép quân thù, xung phong vào xe tăng, đại bác, giữu làng, nước,... hi sinh bảo vệ con người, tre "anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu"

`-` Điệp ngữ: "tre"

`-` Liệt kê: Liệt kê những lợi ích " hành động" của tre

`->` Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm, cho câu văn thêm sinh động, giàu hình ảnh. Tạo vần `/` nhịp cho bài. Hình ảnh tre thêm sinh động, gần gũi với mỗi người. Xứng đáng là loài cây tiêu biểu, thân thuộc với nhân dân ta. Thấy được lợi ích cũng như là những"đóng góp" của tre đối với lịch sử hình thành nước nhà. Từ đó cho ta biết trân trọng, yêu quý cây tre Việt Nam.

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 $a.$

Biện pháp tu từ:

-Ẩn dụ: mùa xuân nhỏ nhỏ ẩn dụ chỉ quan niệm sống cao đẹp của tác giả 

`->` Khẳng định quan niệm sống cống hiến

- Đảo ngữ: lặng lẽ được đảo lên đầu câu

`->` Nhấn mạnh thái độ cống hiến tự nguyện,âm thầm

- Điệp từ: dù là

- Hoán dụ:

+Tuổi hai mươi: khi còn trẻ

+Khi tóc bạc: khi đã già

`->` Cống hiến suốt đời, trong mọi hoàn cảnh

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

+ Khẳng định quan điểm sống cao đẹp, ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ. Dù là khi tuổi trẻ hay khi đã về già thì quan điểm,khát vọng cống hiến đó mã không thay đổi.

+ Tác giả thể hiện khát khao được hiến dâng tình yêu, những gì quý giá nhất để cống hiến cho đời. Đây là một quan niệm sống vô cùng cao đẹp và đáng trân trọng

$\\$

$b.$

Biện pháp tu từ: nhân hóa

- Hoa-ghen thua

-Liễu-hờn

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, tạo nhịp điệu cho bài thơ

+ Khẳng định vẻ đẹp tuyệt sắc hiếm có của Thúy Kiều. Mọi vẻ đẹp đều chịu thu trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vậy mà , Kiều đã làm cho hoa và liễu phải ghen hờn với nàng. Đây cũng là dấu hiệu báo hiệu cho một tương lai sóng gió của Kiều.

+ Thể hiên được tài hoa thi pháp của Nguyễn Du, ông cũng ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của Kiều nói riêng và người phụ nữ nói chung.

$\\$

$c.$

Biện pháp tu từ: so sánh

Nơi năng nơi mưa, khí trời cũng khác,

Như anh với em, như Nam với Bắc.

Như đông với tây một dải rừng liền.

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, tạo nhịp điệu cho bài thơ

+ Nhấn mạnh mối liên kết đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Tuy rằng có những khác biệt nhưng tất cả đều là anh em máu thịt, đồng bào.

+ Thể hiện tình yêu nước, niềm khát khao hòa bình, thống nhất của tác giả

$\\$

$d.$

Biện pháp tu từ: ẩndụ (người Cha- chỉ Bác)

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, tạo nhịp điệu cho bài thơ

+Thể hiện sự gần gũi của Bác và những người lính. Bác khi ấy không còn là lãnh tụ nữa mà chỉ như một người cha ân cần đang đốt lửa sưởi ấm cho đứa con của mình

+ Ta cảm nhận được sự gần gũi, trân trọng, tôn trọng và yêu mến của tác giả dành cho Bác như tình cảm của một người con dối với cha của mình.

$\\$

$e.$

Biện pháp tu từ:

-nhân hóa

+Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù

+Tre xung phong vào xe tăng, đại bác

+Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin

+Tre hi sinh để bảo vệ con người.

+Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hung chiến đấu

-Điệp từ: tre

- Liệt kê:

+giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín

+ xung phong vào xe tăng, đại bác.

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, tạo sự gần gũi 

+ Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của tre đối với nhân dân ta trong cuộc sống đặc biệt là trong kháng chiến dân tộc. Tre như hóa thành người lính anh dũng, mạnh mẽ quyết bảo vệ đến cùng làng bản, quê hương , đất nước.

+ Thể hiện sự trân trọng, biết ơn và yêu quý của tác giả dành cho tre trước những cống hiến hi sinh của tre trong cuộc kháng chiến của dân tộc

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK