Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Cho dòng thơ sau: "Tưởng người dưới chén nguyệt đồng" 1. Tên bài thơ, tác giả là ai? Chép chính...
Câu hỏi :

Cho dòng thơ sau:

"Tưởng người dưới chén nguyệt đồng"

1. Tên bài thơ, tác giả là ai? Chép chính xác 7 dòng thơ tiếp theo

2. ( Hình ảnh dưới )

image

Cho dòng thơ sau: "Tưởng người dưới chén nguyệt đồng" 1. Tên bài thơ, tác giả là ai? Chép chính xác 7 dòng thơ tiếp theo 2. ( Hình ảnh dưới )Câu 2 (2,0 điểm):

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 $1.$

-Tác phẩm: Truyện Kiều, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

-Tác giả: Nguyễn Du

-Đoạn thơ:

     Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
        Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
         Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
         Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm?

$2.$

Hai từ "tưởng" và "xót" nhìn qua có vẻ như không có gì đặc sắc nhưng lại mang dụng ý sâu xa:

+''Tưởng'' chỉ là nỗi nhớ nhung, khắc khoải, nỗi nhớ luôn thường trực như dày vò tâm can. Khi nói về Kim Trọng, Nguyễn Du lại dùng từ "tưởng" vì  nàng đã thất hứa, đã phải rời bỏ mối duyên tình đã từng nguyện thề mãi bên nhau. Nàng luôn day dứt vì mình đã thất hứa với Kim mà Kiều lại vẫn rất yêu Kim nên nàng luôn nhớ về người mình yêu như khát khao được trở về những kỉ niệm ấy.

+''Xót'' lại mang một nỗi nhớ sâu đậm mang theo  sự đau đớn đến rứt ruột, sự tự trách bản thân khi không thể chăm sóc cha mẹ. Nàng đau đớn, xót xa khi tưởng tượng cảnh mẹ cha ở quê nhà trông ngóng mình. Dù rằng nàng đã bán mình để cứu cha, nhưng nàng vẫn thấy xót xa khi nghĩ về mẹ cha ở quê nhà, nàng lo lắng không biết mẹ cha có được chăm sóc, có bình an, mạnh khỏe?

`=>` Như đã nói ở trên, việc sử dụng hai từ này mang một dụng ý rất đặc biệt. Kiều đã "tưởng" về Kim Trọng trước vì nàng đã phụ chàng nhưng lại "xót" cha mẹ sau vì nàng đã phần nào làm tròn đạo hiếu của người làm con. Tuy cùng là từ thể hiện nỗi nhớ mong, nhưng cách dùng cho mỗi từ lại khác nhau để cho thấy Kiều là một người vừa có hiếu vừa có tình. Đó là sự tài tình, bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du.

Lời giải 2 :

Trích truyện kiều ở lầu ngưng Bích Nguyễn Du

7 dòng thơ

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Sót người tựa của hôm mai

Quạt lồng ấp lạnh những ai đó giờ ?

Sân mai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

C2:

Nỗi nhớ dành cho Trọng kim sử dụng động từtưởngđể nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trg quá khứ . Trg nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về đêm trăng thề nguyện sự khắc khải trông chờ của Kim Trọng khi chở lại vườn Thúy Tưởng là vừa nhớ vừa Hoài niệm

Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ xót thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha Hiếu thảo khi ko chăm sóc đc cha mẹ

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK