Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Phân tích bptt trong đoạn thơ trích từ bài thơ "Mẹ ơi, vì sao" của Lê Phương Liên      Mẹ ơi,...
Câu hỏi :

Phân tích bptt trong đoạn thơ trích từ bài thơ "Mẹ ơi, vì sao" của Lê Phương Liên   

 

Mẹ ơi, vì sao mưa rơi? 

Đấy là vì mây thương đất. 

Biến mình thành muôn hạt ngọc. 

Tặng cho hoa  lá cỏ cây!    

 

Mẹ ơi,vì sao gió về. 

Hiu hiu ở ngoài cửa sổ. 

Đấy là ông bà đang nhớ 

Nên về, quạt mát cho con. 

Lời giải 1 :

`@` BPTT:

`+` Câu hỏi tu từ: Mẹ ơi, vì sao mưa rơi? 

`+ ` Mẹ ơi,vì sao gió về. 

`=>` Tác giả sử dụng biện pháp này không phải dùng để hỏi mà là dùng để tạo điểm nhấn, gây nổi bật cho câu trả lời : Đấy là vì mây thương đất.... Đấy là ông bà đang nhớ ...

`=>` Tác dụng là làm cho lời văn trở nên sinh động, gần gũi, thân thương hơn đối với độc giả 

`+` Đồng thời tăng sức gợi hình gợi tả 

`->` Nhân hóa:

Mây thương đất, biến mình thành muôn hạt ngọc tặng cho hoa lá...

`=>` Nhân hóa mây biết thương, cảm xúc như con người, biến bản thân thành hạt mưa để tặng cho hoa lá cỏ cây

`=>` Dễ nhận thấy đây là hiện tượng mưa rơi nhưng trong con mắt của Phương Liên thì nó đã hóa thành ''thương'', ''tặng'' để cho câu thơ tràn ngập tình yêu thương, cảm xúc đong đầy, thiết tha

Lời giải 2 :

`#`Chinchup

Mẹ ơi, vì sao mưa rơi? 

Đấy là vì mây thương đất. 

Biến mình thành muôn hạt ngọc. 

Tặng cho hoa  lá cỏ cây!      

Mẹ ơi,vì sao gió về. 

Hiu hiu ở ngoài cửa sổ. 

Đấy là ông bà đang nhớ  Nên về, quạt mát cho con.

( "Mẹ ơi, vì sao" của  Lê Phương Liên )

`-` Trong đoạn thơ trên đầu tiên tác giả đã sử dụng biện pháp câu hỏi tu từ. Qua các câu "Mẹ ơi, vì sao mưa rơi? " và "Mẹ ơi,vì sao gió về. "

`-` Tác dụng: Bptt đã làm gợi lên hình ảnh liêng thiêng và cao cả của người mẹ. Các câu hỏi đã không dùng để hỏi mà ngược lại chính là gợi mở cho các câu thơ sau đó. Thu hút trí tưởng tượng của các độc giả, khơi gợi cho những câu văn tiếp theo. Tăng tính gợi hình gợi cảm và cho các câu thơ trở nên giàu trữ tình. Qua đó thể hiện được ngòi bút viết thơ đặc sắc, nhiều màu sắc hình ảnh của tác giả. 

`-` Trong đoạn thơ trên đầu tiên tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa. Nhân hóa qua các câu "mây thương đất. " ; "Biến mình" ; "Tặng cho" ; "gió về".

`-` Tác dụng: Bptt đã làm cho các câu thơ trở nên uyển chuyển, nhịp nhàng và tăng tính gợi hình gợi cảm. Làm cho các hình ảnh "mây, đất, gió, hoa lá cỏ cây" trở nên sinh động, hấp dẫn và gần gũi với con người. Qua đó thể hiện được muôn màu muôn vẻ của các sự vật được nhắc đến. Đồng thời thấy được trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ khi đã khéo leo sử dụng các sự vật thay cho các hành động mang tình yêu thương.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK