Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Con cáo và chùm nho Một buổi chiều nọ, có một chú cáo đang dạo bước trong rừng và chú...
Câu hỏi :

Con cáo và chùm nho

Một buổi chiều nọ, có một chú cáo đang dạo bước trong rừng và chú phát hiện ra một chùm nho treo lơ lửng trên cành cây cao. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. 

“Thứ này sẽ làm dịu cơn khát của mình đây” – chú nghĩ. 

Lùi lại vài bước, chú cáo phóng người lên nhưng không hái được chùm nho nào mà chỉ tới lá nho mà thôi. Một lần nữa, chú cáo lại lùi lại vài bước và cố gắng để hái được chùm nho nhưng vẫn thất bại. Cáo ta tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không thể với tới được chùm nho.

Cuối cùng, bỏ cuộc, chú cáo hếch mũi lên và nói: “Dù gì thì cũng chỉ là những trái nho chua mà thôi”, rồi nó cứ thế bỏ đi. 

chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trog vb

Lời giải 1 :

𝚁𝚞𝚋𝚢

`(1)` Một buổi chiều nọ, có một chú cáo đang dạo bước trong rừng và chú phát hiện ra một chùm nho treo lơ lửng trên cành cây cao. `(2)` Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. 

`(3)` ''Thứ này sẽ làm dịu cơn khát của mình đây. '' `-` `(4)` Chú nghĩ

`(5)` Lùi lại vài bước, chú cáo phóng người lên nhưng không hái được chùm nho nào mà chỉ tới lá nho mà thôi. `(6)` Một lần nữa, chú cáo lại lùi lại vài bước và cố gắng để hái được chùm nho nhưng vẫn thất bại. `(7)` Cáo ta tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không thể với tới được chùm nho.

`(8)` Cuối cùng, bỏ cuộc, chú cáo hếch mũi lên và nói: ''Dù gì thì cũng chỉ là những trái nho chua mà thôi'', rồi nó cứ thế bỏ đi.

`-` Liên kết về nội dung: Thuật lại việc chú cáo ta và chùm nho trên cành cây cao.

`-` Liên kết về hình thức: 

`+` Phép thế: 

`*` ''Cáo'' ở câu `(2)` được thay thế cho ''một chú cáo'' ở câu `(1)`

`*` ''Thứ này'' ở câu `(3)` được thay thế cho ''một chùm nho'' ở câu `(1)`

`*` ''Chú'' ở câu `(4)` thay thế cho ''Cáo'' ở câu `(2)`

`*` ''Cáo ta'' ở câu `(7)` thay thế cho ''Chú cáo'' ở câu `(6)`

`*` ''Nó'' ở câu `(8)` thay thế cho ''Cáo ta'' ở câu `(7)`

`*` ''Mình'' ở câu `(3)` thay thế cho ''Cáo'' ở câu `(2)`

`*` ''Trái nho chua'' ở câu `(8)` thay thế cho ''chùm nho'' ở câu `(7)`

`+` Phép nối: ''Cuối cùng'' ở câu `(8)` nối với câu `(7)`

`+` Phép lặp: ''Chùm nho'', ''Chú'' và ''Chú cáo''

`------------`

`-` Phép tu từ chính: Nhân hóa `(` Cáo mang hành động, suy nghĩ, lời nói hệt con người `)`

`=>` Tác dụng: Khiến cáo ta trở nên sinh động, gần gũi, hấp dẫn hơn với người đọc. Nhưng cũng qua hình ảnh chú cáo muốn lấy chùm nho, tác giả gửi gắm một thông điệp ý nghĩa: ''Khi bạn có bất cứ mục tiêu, ước mơ nào hãy luôn bền bỉ, luôn cố gắng, luôn có nghị lực và ý chí để đạt được thành công chứ đừng thấy khó khăn trước mắt mà bỏ cuộc, mà nản chí.'' Đồng thời, tăng sức gợi hình, gợi tả cho câu chuyện.

Lời giải 2 :

`#special`

(`1`) Một buổi chiều nọ, có một chú cáo đang dạo bước trong rừng và chú phát hiện ra một chùm nho treo lơ lửng trên cành cây cao.  (`2`) Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. (`3`) Thứ này sẽ làm dịu cơn khát của mình đây chú nghĩ.  (`4`) Lùi lại vài bước, chú cáo phóng người lên nhưng không hái được chùm nho nào mà chỉ tới lá nho mà thôi. (`5`) Một lần nữa, chú cáo lại lùi lại vài bước và cố gắng để hái được chùm nho nhưng vẫn thất bại. (`6`) Cáo ta tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không thể với tới được chùm nho.  (`7`) Cuối cùng, bỏ cuộc, chú cáo hếch mũi lên và nói: (`8`) Dù gì thì cũng chỉ là những trái nho chua mà thôi, rồi nó cứ thế bỏ đi. 

° Liên kết nội dung: Kể về câu chuyện chú cáo và chùm nho

° Liên kết hình thức: 

• Phép lặp: chú, chú cáo, chùm nho 

• Phép thế:

chùm nho `=` những trái nho ,

cáo `=` chú cáo,

chú `=` chú cáo,

cáo `=` chú,

chú `=` cáo ta,

nó `=` chú cáo `/` cáo `/` cáo ta,

mình `=` cáo 

• Phép nối: Cuối cùng

° Phép tu từ `->` nhân hóa:

° Tác dụng 

• Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho câu văn thêm sinh động giàu hình ảnh 

• Tạo nhịp điệu , cho bài 

• Cho cáo có suy nghĩ và hành động như người, làm cho hình ảnh cáo thêm gần gũi . Từ đó nhắc mỗi chúng ta về nghị lực, ý chí trong cuộc sống là rất quan trọng.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK