Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Cành bàng thả lá heo may Mẹ gầy, cái dáng khô gầy cành tre Gót chai nứt nẻ đông hè...
Câu hỏi :

Cành bàng thả lá heo may
Mẹ gầy, cái dáng khô gầy cành tre
Gót chai nứt nẻ đông hè
Ruộng sâu bấm mãi đã tòe ngón chân

Mẹ ngồi vá áo trước sân
Vá bao mong ước, tay sần mũi kim
Bát canh đắng là chân chim
Lẫn vài con tép Mẹ tìm dành con

Co ro một mảnh chăn mòn
Tàn đêm giấc ngủ hãy còn ngoài chăn
Mẹ gom giẻ rách, giấy manh
Mặc đôi quang thủng giữ lành tiếng rao

Áo nâu phơi vẹo bờ rào
Cái phận đã bạc còn cào phải gai
Quả cà cõng mấy củ khoai
Con thút thít, Mẹ nghẹn hai ba lần

Tối về đến lớp bình dân
I tờ nhặt được đôi vần lại rơi
Cha con trời gọi về trời
Chái nhà mưa dột, ướt lời ru thương

Tiễn con ra chốn chiến trường
Gạt thầm nước mắt mong đường con khô
Hai tay hết sẻ lại cho
Còn phần Mẹ - một thân cò qua sông...

Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Mẹ của Nguyễn Ngọc Oánh bằng 15 câu văn

hep mi

Lời giải 1 :

Bài thơ Mẹ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Oánh đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc về hình ảnh mẹ. Biện pháp so sánh "Mẹ gầy, cái dáng khô gầy cành tre" đã làm tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc và tăng tính chân thực, sinh động để diễn tả hình dáng gầy gò, lam lũ vất vả của mẹ. Cùng với đó là các hình ảnh thơ vô cùng chân thực, xúc động để nói lên sự vất vả, cực nhọc, chịu thương chịu khó của mẹ như "gót chai nứt nẻ đông hè / ruộng sâu bấm mãi đã tòe ngón chân". Tiếp theo, hình ảnh mẹ ngồi vá áo và "vá bao mong ước, tay sần mũi kim" đã sử dụng biện pháp ẩn dụ. Mẹ không chỉ là người chăm sóc tần tảo cho cả gia đình mà còn là người nuôi dưỡng ước mơ cho các con của mình. Cùng với đó, đức hy sinh bao la của mẹ dành cho các con và gia đình được thể hiện ở các hình ảnh "bát canh đắng là chân chim, lẫn vài con tép mẹ dành cho con, co ro một mảnh chăn mòn, tàn đêm giấc ngủ hãy còn ngoài chăn, mẹ gom giẻ rách, giấy mannh, mặc đôi quang thủng giữ lành tiếng rao". Sự vất vả, cực nhọc, bạc bẽo, lận đận suốt cả cuộc đời của mẹ còn được thể hiện ở câu thơ "Áo nâu phơi vẹo bờ rào/ Cái phận đã bạc còn cào phải gai". Hình ảnh bữa cơm là hình ảnh vô cùng đặc sắc "Quả cà cõng mấy củ khoai" đã cho thấy được bữa cơm khốn khó, thiếu thốn của gia đình. Tình yêu mẹ dành cho con được thể hiện ở câu "Con thút thít, Mẹ nghẹn hai ba lần". Sau đó, mẹ còn đi học ở lớp bình dân học vụ nhưng vì vất vả, cực nhọc nên chẳng thu nạp được nhiều. Những câu thơ tiếp theo đã diễn tả được khung cảnh tiễn con ra chiến trường của mẹ "Tiễn con ra chốn chiến trường / Gạt thầm nước mắt mong đường con khô". Hình ảnh thơ cuối cùng "một thân cò qua sông" đã sử dụng hình ảnh thân cò đặc trưng trong văn học để diễn tả số phận vất vả, cực nhọc của người phụ nữ xưa. Từ "Mẹ" được viết hoa để thể hiện sự thiêng liêng của tình mẫu tử và đức hy sinh của mẹ dành cho con suốt cả cuộc đời. Tóm lại, bài thơ Mẹ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Oánh đã diễn tả được sự vất vả, cực nhọc và đức hy sinh lớn lao của mẹ dành cho con.  

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK