Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Câu 1:Phân tích ngữ pháp các câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì chia theo cấu tạo ...
Câu hỏi :

Câu 1:Phân tích ngữ pháp các câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì chia theo cấu tạo 
a, Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc 
b, Đoàn người nhốn nháo. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay 
c, Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen chuỗi nhô lên cụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng 
d, Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người sáu bảy người 
e, Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu 
g, Sáo Đen, Sáo Sậu, Chào Mào, Họa Mi đều về đây tụ hội 
f, Tuy trời đã hưởng nắng nhưng tiết trời vẫn lành lạnh 
h, Mưa và rét! Vắt rừng! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước 
i, Tiếng gà cũng làm ký ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ 
k, khi bắt đầu kháng chiến nhân dân ta tinh thần rất hăng hái 
l, Huế ơi! quê mẹ của ta ơi
m, Ông em tóc đã bạc 
n, chúng tôi hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ chiến thắng

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Câu 1:

a, Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc 

TN: mùa thu năm 1929

CN: Lý Tự Trọng

VN:về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc 

`->` Câu đơn

b, Đoàn người nhốn nháo. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay 

-Đoàn người nhốn nháo

CN: đoàn người

VN: nhốn nháo

`->` câu đơn

-Tiếng reo: câu đặc biệt ( không cấu tạo theo mô hình C-V)

-Tiếng vỗ tay:câu đặc biệt ( không cấu tạo theo mô hình C-V)

c, Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen chuỗi nhô lên cụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng 

CN1:Dòng sông Năm Căn

VN1:mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác,

CN2: cá nước

VN2:bơi hàng đàn đen chuỗi nhô lên cụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng 

d, Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người sáu bảy người 

-Hai ba người đuổi theo nó

CN: hai ba người

VN: đuổi theo nó

`->` Câu đơn

-Rồi ba bốn người sáu bảy người 

CN:  ba bốn người sáu bảy người 

VN: khuyết

`->`Câu rút gọn CN

e, Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

-Than ôi: câu đặc biệt( không cấu tạo theo mô hình C-V)

- Thời oanh liệt nay còn đâu?

CN: thời oanh liệt

VN: còn đâu

`->` câu đơn

g, Sáo Đen, Sáo Sậu, Chào Mào, Họa Mi đều về đây tụ hội 

CN: Sáo Đen, Sáo Sậu, Chào Mào, Họa Mi

VN:đều về đây tụ hội 

`->` câu đơn

f, Tuy trời đã hửng nắng nhưng tiết trời vẫn lành lạnh 

CN1:trời

VN1:đã hửng nắng

CN2: thời tiết

VN2:vẫn lành lạnh 

`->` câu ghép

h, Mưa và rét! Vắt rừng! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước 

- Mưa và rét:câu đặc biệt( không cấu tạo theo mô hình C-V)

-Vắt rừng: câu đặc biệt( không cấu tạo theo mô hình C-V)

-Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước 

CN: đoàn quân 

VN: vượt suối băng rừng tiến lên phía trước 

`->` câu đơn

i, Tiếng gà cũng làm ký ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ 

CN: tiếng gà

VN:cũng làm ký ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ 

`->` câu đơn

k, khi bắt đầu kháng chiến nhân dân ta tinh thần rất hăng hái 

TN: khi bắt đầu kháng chiến

CN: nhân dân ta

VN:tinh thần rất hăng hái 

`->` câu đơn

l, Huế ơi! quê mẹ của ta ơi

CN: khuyết

VN:Huế ơi! quê mẹ của ta ơi

`->` Câu rút gọn CN

m, Ông em tóc đã bạc 

CN: ông em

VN: tóc đã bạc

`->` câu đơn

n, chúng tôi hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ chiến thắng

CN lớn : chúng tôi

VN lớn: hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ chiến thắng

Phân tích VN lớn:

CN nhỏ: đội bóng lớp tôi

VN nhỏ: sẽ thắng

`->` Câu đơn mở rộng VN

Lời giải 2 :

$#Arii$

`1.`

`a)` Mùa thu năm `1929`, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc.

`@` Trạng ngữ : Mùa thu năm `1929` `->` Trạng ngữ chỉ thời gian.

`@` Chủ ngữ : Lý Tự Trọng.

`@` Vị ngữ `1` : về nước.

`@` Vị ngữ `2` : được giao nhiệm vụ làm liên lạc.

`⇒` Câu đơn có nhiều vị ngữ.

`b)`

`(1)` Đoàn người nhốn nháo.

`@` Chủ ngữ : Đoàn người.

`@` Vị ngữ : nhốn nháo.

`⇒` Câu đơn.

`(2)` Tiếng reo.

`⇒` Câu đặc biệt.

`(3)` Tiếng vỗ tay.

`⇒` Câu đặc biệt.

`c)` Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen chuỗi nhô lên cụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

`-` Vế `1` :

`@` Chủ ngữ : Dòng sông Năm Căn.

`@` Vị ngữ : mênh mông.

`-` Vế `2` :

`@` Chủ ngữ : nước.

`@` Vị ngữ : đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác.

`-` Vế `3` :

`@` Chủ ngữ : cá nước.

`@` Vị ngữ : bơi hàng đàn đen chuỗi nhô lên cụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

`⇒` Câu ghép.

`d)` 

`(1)` Hai ba người đuổi theo nó.

`@` Chủ ngữ : Hai ba người.

`@` Vị ngữ : đuổi theo nó.

`⇒` Câu đơn.

`(2)` Rồi ba bốn người sáu bảy người.

`@` Chủ ngữ : Ẩn.

`@` Vị ngữ : rồi ba bốn người sáu bảy người.

`⇒` Câu rút gọn chủ ngữ.

`e)`

`(1)` Than ôi!

`⇒` Câu đặc biệt.

`(2)` Thời oanh liệt nay còn đâu.

`@` Chủ ngữ : Thời oanh liệt nay.

`@` Vị ngữ : còn đâu.

`⇒` Câu đơn.

`g)` Sáo Đen, Sáo Sậu, Chào Mào, Họa Mi đều về đây tụ hội.

`@` Chủ ngữ : Sáo Đen, Sáo Sậu, Chào Mào, Họa Mi.

`@` Vị ngữ : đều về đây tụ hội.

`⇒` Câu đơn.

`f)` Tuy trời đã hưởng nắng nhưng tiết trời vẫn lành lạnh.

`-` Vế `1` :

`@` Chủ ngữ : trời.

`@` Vị ngữ : đã hưởng nắng.

`-` Vế `2` :

`@` Chủ ngữ : tiết trời.

`@` Vị ngữ : vẫn lành lạnh.

`⇒` Câu ghép.

`h)`

`(1)` Mưa và rét!

`⇒` Câu đặc biệt.

`(2)` Vắt rừng!

`⇒` Câu đặc biệt.

`(3)` Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước.

`@` Chủ ngữ : Đoàn quân.

`@` Vị ngữ :  vượt suối băng rừng tiến lên phía trước.

`⇒` Câu đơn.

`i)` Tiếng gà cũng làm ký ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.

`@` Chủ ngữ : Tiếng gà.

`@` Vị ngữ : cũng làm ký ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.

`⇒` Câu đơn.

`k)` Khi bắt đầu kháng chiến nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

`@` Trạng ngữ : Khi bắt đầu kháng chiến `->` Trạng ngữ chỉ thời gian.

`@` Chủ ngữ : nhân dân ta.

`@` Vị ngữ : tinh thần rất hăng hái.

`⇒` Câu đơn.

`l)`

`(1)` Huế ơi!

`⇒` Câu đặc biệt.

`(2)` Quê mẹ của ta ơi.

`@` Chủ ngữ : Quê mẹ của ta.

`@` Vị ngữ : ơi.

`⇒` Câu đơn.

`m)` Ông em tóc đã bạc.

`@` Chủ ngữ : Ông em.

`@` Vị ngữ : tóc đã bạc.

`⇒` Câu đơn.

`n)` Chúng tôi hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ chiến thắng.

`-` Cụm `c-v` lớn :

`@` Chủ ngữ : Chúng tôi.

`@` Vị ngữ : hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ chiến thắng.

`-` Cụm `c-v` nhỏ :

`@` Chủ ngữ : đội bóng lớp tôi.

`@` Vị ngữ : sẽ chiến thắng.

`⇒` Câu mở rộng vị ngữ.

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK