Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Bài 1: Chỉ ra biện pháp so sánh, nhân hóa có trong mỗi câu sau và cho biết tác dụng...
Câu hỏi :

Bài 1: Chỉ ra biện pháp so sánh, nhân hóa có trong mỗi câu sau và cho biết tác dụng của nó?

  1. 2. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
  2. 3. Biển nhận ra bão giông

       Trời tìm ra bến lạ

       Buồm tôi là chiếc lá

       Nhớ rừng, ơi đại dương.

4.

Mùa xuân trở dạ dịu dàng

  Hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay

Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây

    Dịu dàng vương mãi tím mây ngang chiều

  1. 5. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân...
  2. 6.

                "Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa

                 Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu

                 Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu

                 Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ"

                              ("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như).

  1. Như tre mọc thẳng, con người Việt Nam không chịu khuất phục. (Thép Mói)
  2. Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Bài 1:

2)

Biện pháp tu từ: nhân hóa (gió xuân hây hẩy, nồng nàn)

Tác dụng: giúp làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Từ đó tái hiện những làn gió xuân nồng nàn, hây hẩy đầy sức sống như những cô thiếu nữ mới lớn. Cũng từ đó mà độc giả cảm nhận được tình yêu mùa xuân,yêu thiên nhiên của tác gỉa.

3)

Biện pháp tu từ:

-so sánh(buồm tôi là chiếc lá)

- Nhân hóa:

+Biển nhận ra

+ Buồm tôi -nhớ rừng

Tác dụng: giúp làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo sự uyển chuyển cho lời thơ. Ta cảm nhận  được nỗi nhớ của cây buồm về nguồn cội của mình (là rừng) giữa đại dương.Đó là lời nhắc nhớ của tác giả về sự thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

4)

Biện pháp tu từ:

-Nhân hóa:

+mùa xuân-dịu dàng

+hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng

+lộc-cựa nách cây

+mây ngang chiều-dịu dàng

Tác dụng:giúp làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Cũng nhờ đó là khung cảnh thiên nhiên chiều xuân dịu dàng,đầy sức sống được tái hiện đầy sức sống và thơ mộng.Từ đó mà độc giả cảm nhận được tình yêu mùa xuân,yêu thiên nhiên của tác gỉa.

5)

Biện pháp tu từ:

-Nhân hóa: 

+Tre-ăn

-So sánh:

+Tre là cánh tay

Tác dụng:giúp làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Khảng định tầm quan trọng, sự gần gũi ,gắn bó lâu đời của tre với người. Qua đó, tác giả thể hiện sự trân trọng,yêu mến tre.

6)

Biện pháp tu từ:

-Nhân hóa:

+trăng ơi

Tác dụng:giúp làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Tiếng gọi"ơi" thân thiết thể hiện sự gần gũi, thân thương giữa người và trăng. 

7)

Biện pháp tu từ: 

-So sánh: con người Việt Nam- như tre mọc thẳng

Tác dụng:giúp làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Khẳng định, tôn vinh sự kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết của con người Việt Nam.Qua đó, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc của tác giả

8)

Biện pháp tu từ : So sánh: mẹ -ngọn gió

Tác dụng : Tăng tính gợi hình gợi tả cho sự diễn đạt, tăng nhịp điệu câu thơ.Ngọn gió đem đến sự bình yên và mát mẻ cho con giấc ngủ yên nói mẹ là ngọn gió của con là muốn khẳng định vai trò quan trọng của mẹ trong bước đường trưởng thành của con. Đồng thời cũng là để ngợi ca sự hi sinh cao cả của mẹ để có được con khỏe mạnh và trưởng thành.Qua đó thể hiện tình yêu , sự kính trọng và biết ơn công ơn sinh thành , dưỡng dục mà cha mẹ đã dành cho con

Lời giải 2 :

`#`Chinchup

Bài `1`: 

 `2`: 

`@` Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Nhân hóa hình ảnh "gió xuân" với các từ ngữ "hây hẩy" và "nồng nàn". Phép nhân hóa đã làm cho sự diễn đạt của câu văn trở nên gợi hình, gợi cảm. Làm cho hình ảnh "gió xuân" trở nên sinh động, hấp dẫn và gần gũi với con người. Qua phép nhân hóa làm nổi bật lên hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống phơi phới qua từng làn gió xuân nhẹ nhàng. Đồng thời nhân hóa còn làm nổi bật lên ngòi bút phong phú và sáng tạo của tác giả. Như vậy có thể thấy rằng qua từng câu văn tác giả là một người yêu thiên nhiên và muôn vật. 

`3`:

`@` Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. Nhân hóa hình ảnh "biển" với từ "nhận" ; "trời" với từ "tìm" ; "buồm tôi" với cụm từ "nhớ rừng". So sánh hình ảnh "buồm tôi" với "chiếc lá. Hai phép tu từ đã làm cho sự diễn đạt của đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và thu hút người đọc, người nghe. Làm cho câu thơ trở nên gợi hình gợi cảm. Qua hai phép so sánh và nhân hóa thể hiện được nỗi nhớ của "buồm" về nơi mình được xuất hiện trên cõi đời này là rừng. Bên cạnh đó thể hiện được cảm xúc sâu đậm của tác giả và trí tưởng tượng phong phú và đặc biệt của nhà thơ. Từ đó tác giả muốn truyền tải thông điệp về lòng chung thủy, dù có đi đến tận chân trời đi chăng nữa cũng phải nhớ về cội nguồn của mình.

`4`:

`@` Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Nhân hóa hình ảnh "mùa xuân" với "dịu dàng" ; "hoa" với "khe khẽ" , "nhẹ nhàng" ; "lộc" với "cựa nách cây". Phép nhân hóa đã làm cho sựu diễn đạt của đoạn thơ trở nên uyển chuyển, nhịp nhàng và giàu trữ tình. Làm gợi hình, gợi cảm và khôi thúc cảm xúc sâu sắc của độc giả khi được nghe, được đọc. Qua phép nhân hóa làm nổi bật lên khung cảnh bình yên và tươi đẹp. Hình ảnh tươi sáng và tràn trề sức sống của mùa xuân. Quả thật như vậy mùa xuân là mùa ấm áp và dịu dàng, điều đó góp phần làm cho bức ảnh cây cối đâm trồi nảy lộc vào mùa xuân thêm sắc xuân và nét riêng biệt trông thật xinh đẹp. Bên cạnh đó phép nhân hóa đã thể hiện được tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên cũng như mùa xuân tươi đẹp. 

`5`:

`@` Trong đoạn văn, tác giả đã dùng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. Nhân hóa qua hình ảnh "tre" với "ăn ở" và so sánh hình ảnh "tre" với "cánh tay của người nông dân". Qua hai phép tu từ so sánh và nhân hóa đã làm cho sự diễn đạt trở nên hấp dẫn và sinh động. Làm cho hình ảnh "tre" trở nên gần gũi với con người. Tăng tính gợi hình gợi cảm cho câu văn. Bên cạnh đó, hai phép tu từ đã thể hiện được tre là một loài cây gắn bó lâu dài với con người Việt Nam ta ngày xưa. Từ hồi chưa có công nghệ hiện đại thì tre là một thứ không thể thiếu với nhân dân ta. Tre giống như 1 người bạn ăn ở cùng với người đời đời, kiếp kiếp. Đồng thời làm nổi bật lên tình yêu và sự trân trọng, yêu mến tre của tác giả.

`6`:

`@` Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Tác giá đã thân mến gọi trăng một cách thân thiết "trăng ơi". Nhân hóa làm cho sự diễn đạt trở nên gợi hình gợi cảm. Làm cho hình ảnh trăng trở nên sinh động và gần gũi. Qua phép nhân hóa thể hiện được sự gắn bó giữa người và trăng. Bên cạnh đó nổi bật lên chất thơ giàu trữ tình, cảm xúc của nhà thơ. Thể hiện được tình yêu mến tác giả với trăng.

`7`:

`@` Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. So sánh hình ảnh "tre mọc thẳng" với "con người Việt Nam". Phép so sánh đã làm cho sự diễn đạt trở nên gợi hình gợi cảm. Làm cho hình ảnh tre trở nên hấp dẫn, gần gũi. Bên cạnh đó so sánh còn làm nổi bật lên đức tính ngay thẳng, không chịu khuất phục của con người Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm bị xâm lược thế mà nhân dân ta vẫn đứng lên chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Quên thân mà hi sinh vì tổ quốc Việt Nam ta. Qua đó thể hiện được tình yêu thương, niềm tự hào, sự trân trọng của tác giả dành cho các người con của tổ quốc.

`8`:

`@` Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh. Nhân hóa hình ảnh "ngôi sao" với "thức" ; So sánh "mẹ" với "ngọn gió". Hai phép tu từ đã làm cho câu thơ trở nên gợi hình gợi cảm, nhịp nhàng và uyển chuyển. Qua hai phép tu từ đã làm nổi bật lên công lao của một người mẹ vĩ đại như thế nào. Mẹ đã không màng tất cả để con có một giấc ngủ son. Tình yêu thương của mẹ là tình yêu vĩnh cửu sẽ không bao giờ dập tắt đến khi rời khỏi cõi đời này. Đồng thời làm thể hiện được tình yêu, sự trân trọng và biết ơn của tác giả dành cho người mẹ.

 

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK