Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Tìm và phân tích các BPTT trong bài thơ: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính." câu hỏi 7096887
Câu hỏi :

Tìm và phân tích các BPTT trong bài thơ: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính."

Lời giải 1 :

𝚁𝚞𝚋𝚢

`@` Khổ `1:` ``

`-` Biện pháp tu từ: Điệp ngữ `(` ''không có kính'' ''bom''  ''Nhìn'' `)`

`-` Biện pháp tu từ: Liệt kê `(` ''Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng'' `)`

`=>` Tác dụng: Gợi lên hình ảnh chiếc xe không kính do ''bom giật, bom rung''. Qua đó, nhấn mạnh sự khốc liệt, gay go, dữ dội của chiến tranh. Từ đó, tác giả bộc lộ sự ngưỡng mộ, xúc động, ca ngợi sự lạc quan, niềm ước vọng của tiểu đội xe không kính trước sự gay go, ác liệt của chiến tranh. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, tạo nhịp điệu cho câu.

`-` Biện pháp tu từ: Đảo ngữ `(` ''Ung dung'' `)`

`=>` Tác dụng: Nhấn mạnh tư thế hiên ngang, tự tại lẫn sự lạc quan của người lính lái xe mặc những khó khăn, nguy hiểm. Qua đó, tác giả bộc lộ sự ngưỡng mộ, biết ơn với những người lính lái xe. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả của câu.

`@` Khổ `2:`

`-` Biện pháp tu từ: Điệp ngữ `(` ''Nhìn thấy'' `)`

`=>` Tác dụng: Nhấn mạnh tốc độ của gió, của trời, của đất, của con đường Trường Sơn. Qua đó, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp chuyên tâm, dốc sức dốc lòng vì nhiệm vụ của những người lính lái xe Trường Sơn. Từ đó, tác giả bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, ngưỡng mộ, cảm phục dành cho những người lính. Đồng thời tạo tiếng nhạc, nhịp điệu cho đoạn thơ, tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`-` Biện pháp tu từ: Liệt kê `(` ''Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng'' `/` ''Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng'' `/` ''Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim." `)` 

`=>` Tác dụng: Nhấn mạnh sự hiên ngang, tự tin, lạc quan của những người lính lái xe Trường Sơn lẫn đức tính, phẩm chất vô cùng quý báu của họ. Từ đó, tác giả bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, ngưỡng mộ, cảm phục dành cho những người lính. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`-` Biện pháp tu từ: Ẩn dụ `(` ''Con đường chạy thẳng vào tim'' `)`

`=>` Tác dụng: Gợi lên hình ảnh những chiếc xe Trường Sơn đang chạy nhanh trên tuyến đường Trường Sơn mặc những sự thiếu thốn, hư hỏng của chiếc xe lẫn sự khốc nghiệt, gay go của tuyến đường. Cũng thể hiện được tinh thần quyết tâm lẫn ý chi cao đẹp của những người lính, họ là những con người mang một tâm hồn thơ mộng, yêu thương nồn nần lẫn ý chí quyết tâm, kiên cường, dũng cảm, sự lạc quan, niềm tin vào tương lai, vào chiến thắng sau này. Từ đó, tác giả bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, ngưỡng mộ, cảm phục dành cho những người lính. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`-` Biện pháp tu từ: Nhân hóa `+` Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác `(` ''Gió vào xoa mắt đắng'' `)` 

`=>` Tác dụng: Gợi lên hình ảnh con đường hành quân của đoàn xe đầy những khói, đầy những bụi, chúng bay vào khoang xe chỉ vì xe không kính. Qua đó, tác giả bộc lộ sự cảm thông, chia sẻ với những người lính trước khó khăn, thiếu thốn nơi chiến trường. Cũng như bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, ngưỡng mộ, cảm phục dành cho những người lính. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`@` Khổ `3:`

`-` Biện pháp tu từ: So sánh `(` ''Như sa, như ùa vào buồng lái'' `)`

`=>` Tác dụng: Gợi lên tốc độ của phi thường của những chiếc xe trong tiểu đội, khiến những cánh chim như vụt qua, như sa, như ùa vào trong buồng lái trong làn mưa bom, bão đạn. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ. Từ đó, tác giả bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, ngưỡng mộ, cảm phục dành cho những người lính. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`@` Khổ `3:`

`-` Biện pháp tu từ: So sánh `(` ''Bụi phun tóc trắng như người già'' `)`

`=>` Tác dụng: Gợi lên hình ảnh mái tóc của những người lính mang một màu trắng hệt người già. Nhưng qua đó cũng gợi lên sự khắc nghiệt, cam go, gay go của chiến tranh nơi tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`@` Khổ `4:`

`-` Biện pháp tu từ: So sánh `(` Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời `)`

`=>` Tác dụng: Gợi lên sự khắc nghiệt, cam go, gay go của chiến tranh nơi tuyến đường Trường Sơn.  Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`@` Khổ `5:` 

`-` Biện pháp tu từ: Nhân hóa `(` ''Chiếc xe'' `-` ''hợp thành tiểu đội'' `)`

`-` Biện pháp tu từ: Hoán dụ `(` ''Chiếc xe'' `-` người lính lái xe `)`

`=>` Tác dụng: Gợi lên hình ảnh những con người, những chiếc xe ban đầu vốn chẳng hề quen biết nhưng lại cùng hợp thành tiểu đội trong vượt qua những làn mưa bom, bão đạn với tinh thần lạc quan, phấn khởi. Qua đó tác giả bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, ngưỡng mộ, cảm phục dành cho những người lính. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt,

`@` Khổ `6:` 

`-` Biện pháp tu từ: Điệp ngữ `(` ''Lại đi, lại đi'' `)`

`=>` Tác dụng: Gợi lên sự tiếp nối, nối tiếp, sự trôi chảy lẫn nhịp điệu của đoàn xe ra trận vô cùng trôi trảy, nhịp nhàng nhưng cũng cho ta thấy được tinh thần quyết chiến quyết đấu kiên cường, vững vàng của những người lính lái xe trên đường Trường Sơn. Từ đó, tác giả bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, ngưỡng mộ, cảm phục dành cho những người lính. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`-` Biện pháp tu từ: Ẩn dụ `(` ''Trời thêm xanh'' `)`

`=>` Tác dụng: Gợi lên hình ảnh những con đường ngày càng xanh hơn, trong hơn trên những nẻo đường mà đoàn xe đã đi qua. Qua đó, ta thấy được mong muốn, khát khao của tác giả về tương lai của đất nước: Đất nước ta sẽ sớm ngày hưởng hòa bình, sớm ngày kết thúc những ngày chiến tranh. Từ đó, tác giả bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`@` Khổ `7:`

`-` Biện pháp tu từ: Liệt kê `(` ''kính'', ''đèn'', ''mui xe'' `)`

`-` Biện pháp tu từ: Điệp ngữ `(` ''không có'' `)`

`=>` Tác dụng: Nhấn mạnh sự thiếu thốn, sự khó khăn, gian khổ vô cùng nhiều trong hành trình chiến đấu, trong cuộc chiến nhưng lại làm bật lên sự lạc quan, tinh thần vui vẻ, không sợ khó khăn, chẳng ngại thiếu thốn của tiểu đội lái xe. Qua đó, tác giả bộc lộ sự ngưỡng mộ, biết ơn với những người lính lái xe. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, tạo nhịp điệu cho câu.

`-` Biện pháp tu từ: Hoán dụ `(` ''trái tim'' `)`

`=>` Tác dụng: Nhấn mạnh lòng yêu nước, yêu quê hương, ý chí quyết tâm của những người lính sẵn sàng bỏ mặc khó khăn, vất vả mà sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng tiếp tục lái xe vì miền Nam, vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Qua đó, tác giả bộc lộ sự ngưỡng mộ, biết ơn với những người lính lái xe. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, biểu cảm cho câu thơ.

Lời giải 2 :

$\color{red}{\text{Khổ 1:}}$

-Điệp từ: không có;bom,nhìn

-Đảo ngữ: ung dung

-Liệt kê:nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo nhịp điệu cho bài thơ

+Hình ảnh chiếc xe không kính đầy đặc biệt được tái hiện. Để lí giải cho viejecc tại sao chiếc xe lại không có kính thì đó là do "bom giật","bom rung" hay chính xác hơn là do chiến tranh. Chiến tranh tài khốc đã biến chiếc xe trở nên tàn tạ hay chính là biến đất nước ta trở nên loạn lạc.Tuy vậy nhưng những người lính Trường Sơn vẫn "ung dung", đĩnh đạc "nhìn đất,nhìn trời, nhìn thẳng" tiến về tiền tuyến miền Nam. Qua đó, tác giả khẳng định sự gan dạ, lạc quan và kiên cường của những người lính Trường Sơn và lên ấn tố cáo tội ác vô nhân đạo,reo rắc chiến tranh của đế quốc Mĩ.

+Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, yêu quý, trân trọng trước tình yêu nước mạnh mẽ của những người lính trẻ

$\color{red}{\text{Khổ 2:}}$

Biện pháp tu từ:

-Điệp ngữ: nhìn thấy

-So sánh: như sa, như ùa

- Ẩn dụ: con đường chạy thẳng vào tim: con dường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo nhịp điệu , sự uyển chuyển cho bài thơ

+Tái hiện thực tế tốc độ của chiếc xe cùng những bất tiện mà chiếc xe không kính gây ra. Xe không kính khiến giò ùa vào "xoa mắt đắng" nhưng người lính lại lạc quan cho rằng đây là điều kiện thuận lợi để mình giao hòa với thiên nhiên. Khẳng định, ngợi ca tinh thần lạc quan, dũng cảm của người lính Trường Sơn

+Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, yêu quý, trân trọng trước tình yêu nước mạnh mẽ của những người lính trẻ

$\color{red}{\text{Khổ 3:}}$

Biện pháp tu từ:

-So sánh: bụi phun tóc trắng như người già

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo nhịp điệu , sự uyển chuyển cho bài thơ

+ Nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi chiến trường. Sau những chặng đường, bụi cuốn, bám lên mái tóc của những người lính.Khiến cho mái tóc đen trở nên bạc trắng như người già.

+ Thể hiện sự xót xa của tác giả trước những vất vả,gian khó mà người lính Trường Sơn phải trai qua

$\color{red}{\text{Khổ 4:}}$

Biện pháp tu từ:

-So sánh:mưa tuôn,mưa xối như ngoài trời

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo nhịp điệu , sự uyển chuyển cho bài thơ

+ Nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi chiến trường. Những ngày nắng thì bụi mù mịt,những ngày mưa cũng chẳng khá hơn khi mua xối xả. Vì chiếc xe không kính nên người lính dù ngồi trong xe mà như ngồi ngoài trời.

+ Thể hiện sự xót xa của tác giả trước những vất vả,gian khó mà người lính Trường Sơn phải trai qua

$\color{red}{\text{Khổ 5:}}$

Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: những chiếc xe- họp

+ Hoán dụ: những chiếc xe- những người lính Trường Sơn

Tác dụng:

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo nhịp điệu cho câu thơ

+Tái hiện bức tranh hội ngộ của những người lính Trường Sơn cùng những đồng đội xe không kính sau những trận đánh. Những con người từ bốn phương chẳng hề quen biết đã trở thành bạn bè qua những cuộc hội ngộ vô tình.

+ Cho thấy được sự vui vẻ, lạc quan của những người chiến sĩ và dường như người chiến sĩ Phạm Tiến Duật cũng chung vui cùng tinh thần nơi đây.

$\color{red}{\text{Khổ 6:}}$

Biện pháp tu từ:

-Điệp từ: lại đi

- Ẩn dụ: trời xanh thêm-niềm tin chiến thắng

Tác dụng:

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Dù khó khăn là muôn trùng, hiểm trở luôn rình rập nhưng chiếc xe vẫn tiến về phía trước, tiến về miền Nam. Khẳng định niềm tin bất diệt vào Cách Mạng, vào lí tưởng và chiến thắng

+ Tác giả thể hiện sự trân trọng và tôn vinh những người lính cụ Hồ gan dạ, quả cảm 

$\color{red}{\text{Khổ 7:}}$

Biện pháp tu từ: 

-Điệp từ: không có

-hoán dụ ( chỉ cần trong xe có một trái tim )

Tác dụng : 

+ Tăng tính gợi hình , gợi tả cho sự diễn đạt , tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Trái tim là nhãn tự của bài thơ . Nó là biểu tượng cho người lính Trường Sơn , là đại diện cho tình yêu nước , yêu miền Nam và là sự khẳng định cho tình đồng chí đồng đội gắn bó sâu sắc.  Trái tim thể hiện vẻ đẹp đoàn kết , ý chí kiên cường và sự lạc quan bất chấp bom đạn của người lính vì tình yêu dân tộc , vì niềm tin giải phóng dân tộc thoát khỏi hoàn toàn ác bóc lột , thống nhất đất nước.

+ Qua đó ta cảm nhận được tình yêu nước , sự lạc quan và tinh thần bất khuất của tác giả Phạm Tiến Duật

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK