Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Bài 6. Nêu công dụng của các loại dấu câu trong các câu sau. Tôi mở tung cửa, chạy ra...
Câu hỏi :

Bài 6. Nêu công dụng của các loại dấu câu trong các câu sau.

  1. Tôi mở tung cửa, chạy ra hành lang, rồi chạy đến đập cửa từng phòng, hét toáng lên như một con dở người:

- Trời ơi, dậ

y mau! Mưa đá!

  1. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.

c.

- Này, em không để chúng nó yên được à?

Nó vênh mặt:

- Mèo mà lại ! Em không phá là được…

Lời giải 1 :

Dấu ", "ở đoạn 1 có tác dụng : Liệt kê, phân cách danh sách các hành động tôi làm khi thấy mưa đá " mở tung cửa , chạy ra hành lang , rồi chạy đến đập cửa từng phòng, hét toáng lên"

Dấu ! ở câu "Trời ơi, dậy mau! Mưa đá!" : Thể hiện sự hoảng loạn tột độ của nhân vật tôi 

Dấu " ," ở  câu "Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn"  để ngăn cách các vế của câu ghép 

Dấu "," ở câu "Này, em không để chúng nó yên được à?" để ngăn cách thành phần phụ của câu 

Dấu " ? " là câu hỏi của người anh với người em không để cho chúng nó yên 

Dấu "!" ở câu cuối để thể hiện sự bất bình của người em với người anh " Mèo mà lại! em không phá là được " 

Lời giải 2 :

𝚁𝚞𝚋𝚢

`a)` Tôi mở tung cửa, chạy ra hành lang, rồi chạy đến đập cửa từng phòng, hét toáng lên như một con dở người:

`-` Trời ơi, dậy mau! Mưa đá!

`->` Dấu phẩy trong câu ''Tôi mở tung cửa, chạy ra hành lang, rồi chạy đến đập cửa từng phòng, hét toáng lên như một con dở người:'' Ngăn cách các bộ phận có cùng chức năng làm Vị ngữ.

`->` Dấu hai chấm trong câu ''Tôi mở tung cửa, chạy ra hành lang, rồi chạy đến đập cửa từng phòng, hét toáng lên như một con dở người:'': Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.

`->` Dấu gạch ngang trong câu ''`-` Trời ơi, dậy mau! Mưa đá!'': Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.

`->` Dấu chấm than trong câu ''`-` Trời ơi, dậy mau! Mưa đá!'': Biểu thị sự bất ngờ, vui mừng, phấn khích của nhân vật đối với sự việc mưa đá xảy ra.

`b)` Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.

`->` Các dấu phẩy trong câu lần lượt có công dụng:

`+` Ngăn cách thành phần Trạng ngữ với bộ phần nòng cốt của câu.

`+` Ngăn cách hai vế trong câu.

`->` Dấu chấm trong câu: Dùng để kết thúc của câu.

`c)` - Này, em không để chúng nó yên được à?

Nó vênh mặt:

- Mèo mà lại! Em không phá là được.

`->` Dấu gạch ngang trong câu ''- Này, em không để chúng nó yên được à?'' và câu ''- Mèo mà lại!'': Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.

`->` Dấu hai chấm trong câu ''Nó vênh mặt:'': Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.

`->` Dấu hỏi chấm trong câu: ''- Này, em không để chúng nó yên được à?'': Dùng để kết thúc và biểu thị một câu nghi vấn.

`->` Dấu chấm than trong câu '' Mèo mà lại!'': Thể hiện sự không hài lòng, khó chịu, bất bình của nhân vật Kiều Phương đối với anh trai.

`->` Dấu chấm trong câu ''Em không phá là được.'' : Dùng để kết thúc của câu.

`->` Dấu phẩy trong câu: ''Này, em không để chúng nó yên được à?'': Ngăn cách thành phần biệt lập gọi - đáp với thành phần nòng cốt của câu.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK