Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Viết bài văn phân tích 1 tác phẩm văn học(bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ nguyệt Đường luật)...
Câu hỏi :

Viết bài văn phân tích 1 tác phẩm văn học(bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ nguyệt Đường luật) hứa đánh giá 5* ạ 

Lời giải 1 :

        Năm nào cũng vậy, khi những gía lạnh cuối cùng vừa tan, hương vị đất mới còn chưa thành hình hẳn mà chỉ phảng phất trên cành cây trước sân, trong đất nghe như có tiếng cựa mình của những cỏ cây đang ở độ sung mãn nhất, chỉ còn chờ đủ ngày rồi bung ra hàng loạt nụ tươi mơn mởn đầu đời, đó là thời khắc đất trời khẽ lay mình chuẩn bị đón xuân sang. Cảm nhận được dư vị ngọt ngào, lắng đọng trong vẹn nhất của vạn vật thời khắc ấy các thi nhân lại đắm mình cùng mình vần thơ long lanh và Nguyễn Traĩ cũng thế. Ông gửi vào tiết Xuân bao say sưa, mơ hồ, bay bổng, nhẹ tênh qua phút xuất thần với những câu thơ của “Đào hoa thi” khiến vạn người hôm nay đọc mà vẫn trầm trồ, xao xuyến, thương mến không thôi:

Một đóa đào hoa khéo tốt tươi,Cành Xuân mơn mởn thấy Xuân cười.Đông phong ắt có tình hay nữa,Kín tiễn mùi hương dễ động người.

Ai có thể níu giữ thời gian, đông lại khoảnh khắc đẹp nhất của đời người, khóa kín hơi thở vạn vật chẳng phôi phai? Chính bởi thế, thay vì luôn đau đáu kiếm tìm sợi dậy trói buộc mọi cái đẹp ở đời Nguyễn Trãi lại thả hồn với mọi khoảnh khắc cuộc sống ở hiện tại, để hít hà đầy đủ dư âm nhân gian, trân trọng những mĩ vị hàng ngày được nhìn, ngắm, chẳng vậy mà xuân đến nhà thơ xốn xang khi thấy:

Một đóa đào hoa khéo tốt tươi,Cành Xuân mơn mởn thấy Xuân cười.

Âm vang cuộc sống, ánh nhìn lẽ đời bắt đầu dần lộ từ những con chữ nhỏ bé đầu tiên cho chiếc chìa khóa khẽ vặn cách cửa của bước xuân sang nơi nhành đã hé nở. Chẳng phải từng chùm, cả rừng, hay trải dài bạt ngàn hoa mà chỉ nhỏ nhắn góc sân nhà “một đóa đào hoa” nhẹ nhàng, tinh khôi lung linh trong nắng thu hút ánh nhìn của vạn vật. Phải chăng vì giờ đây thi nhân đang quan sát bước đi thời gian của mùa xuân ngày ở chính nơi mình sống, trong căn nhà nhỏ, yên bình thế nên chỉ mới kịp thấy hương vị đất mới cựa mình từ từ, chầm chậm qua những bông đào phơn phớt đầu tiên, chứ chưa đủ rực rỡ chen nhau phủ kín cả bầu trời như giữa Xuân. Cái gì đầu tiên, chớm hơi cũng đẹp, đáng chú ý, khiến người ta say mê, thế nên viết về hoa đào cũng chẳng phải điều quá lạ lẫm trong thi ca, bởi trước đó Chế Lan Viên từng bộc bạch:

Hoa đào trước ngõ em qua
Sáng nay bỗng ướm cành hoa vào mùa

Hay hiểu từng nụ xuân ấy với niềm ngưỡng mộ Lệ Bình nói:

Hoa đào ưa rét
Lấm tấm mưa bay
Hoa mai chỉ say,
Nắng pha chút gió

Có lẽ viết về cánh đào cũng nhiều, mượn hoa mà nói lòng người chẳng ít, song để phô sự mơn mởn, đầy sức sống đến mức “tốt tươi” như Nguyễn Trãi thì không phải nhà thơ nào cũng tinh tế mà khai phá ra. Và rồi nhìn một nhành hoa mà ta như cảm thấy sự trỗi dậy, chen nhau đua nở giữa đất trời nhân gia, mở cả cánh cửa mùa xuân đang thật lộng lẫy, sáng rực khiến lòng ta nao nao, mê đắm. Thế nhưng, cái hay của Nguyễn Trãi không chỉ là ở cách khám phá từng giây phút “đáo đào” kia cựa mình bung nở, biệt tài của ông còn được sử dụng khéo léo ở chỗ mượn hoa để nói về người, chẳng thế mà ông đem nụ “cười” của “ Xuân” trao cho vạn vật khi thấy “cành Xuân” kia đang tươi rói trước nắng mai. Phải chăng “Xuân” là gắn với hành trình thời khắc bắt đầu năm mới, thế nên khi nó vừa chạm chân tới nhân gian chợt gặp nhành hoa đào soi mình mở cánh trong nắng bất giác mà rộn niềm vui tươi, hé nụ “cười”? Hay khi tiết trời cũng vừa thay áo mới, gió phơi phới tràn về trong không gian làng quê nụ đào hôm qua còn chúm chím nay vì gặp được người tình mùa xuân mà “mơn mởn” đầy tươi vui? Dù hiểu theo ý nào thì câu thơ cũng tràn ngập sự quấn quý, giao hòa, đẹp đẽ, thơ mộng khiến ta bối rối, xốn xang không nguôi. Chẳng thế mà, nhìn hoa Nguyễn Trãi còn nhờ đến người để mà gửi gắm qua biện pháp ẩn dụ bóng dáng cười e lệ của nàng thiếu nữ mới đôi mươi, đẹp như cánh đào đang độ hương sắc nhất cuộc đời, thấy Xuân về cũng ngượng ngùng, nép vào nhành hoa. Do đó, chỉ bằng vài nét chấm phá tinh tế nên nền thiên nhiên mà giờ đây thi nhân bỗng phút chốc làm sáng rực cả bầu trời không chỉ với sắc thắm của hoa mà còn là sức sống “mơn mởn” của con người, hai cái đẹp cùng gặp nhau, đối diện ánh nhìn mà hòa hợp, hoan ca.

Nhắc đến mùa xuân mà quên đi những cơn gió đông nhè nhẹ, thổi luồng sinh khí mới vào đất trời, hòa điệu khúc ca ngọt ngào cùng thiên nhiên thì thật có nhiều thiếu sót. Chính vì vậy, Nguyễn Trãi đã chắp bút thổi ngay làn gió đông tình tứ ấy vào trang thơ một cách thật bất ngờ:

Đông phong ắt có tình hay nữa,

Kín tiễn mùi hương dễ động người.

Mỗi người nghệ sĩ đều sẽ mở ra thế giới tâm hồn mình bằng rất nhiều cánh cửa khác nhau, để chạm vào trái tim bạn đọc, từ đó cùng họ khám phá thế giới. Và Nguyễn Trãi cũng không nằm ngoài quy luật sáng tác thơ ca ấy, chẳng thế mà ông đưa mỗ chúng ta tới cuộc đời qua hồn thơ của mình một cách thật ý vị mà khác biệt với các thi nhân xưa. Chẳng thế mà, dù chung tâm tưởng, cảm hứng viết về cánh hoa đào phảng phất trước gió đông Thôi Hộ đau đớn, giật mình trước nỗi bàng hoàng của sự chia xa:

Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

Thì với tiếng thơ Ức Trai lại không như thế, hoa đào ấy phô mình trước cỏ cây cứ thế long lanh, ửng hồng hãnh diện về thần sắc mà đất trời ban tặng, để rồi luồng gió đông qua, rong chơi trước bao miền đất lạ cũng phải ngoái nhìn “ắt” hẳn nảy sinh “cái tình” với vẻ đẹp mong manh kia. Thế nên, hoa cùng gió giờ đây như nhân hóa thành những con người có tâm tư, tình cảm, biết tình tứ bén duyên, hay mượn cảnh mà Nguyễn Trãi nói về lòng của chính thi sĩ, về tiếng say sưa trước người con gái đẹp ẩn trong cánh hoa đào nghiêng mình trước mùa xuân kia, còn thi sĩ lại tựa con gió “đông phong” nhè nhẹ đắm say bởi cái mĩ miều mà vạn vật đêm đến cũng như cô thôn nữ trong trang thơ. Dù là cách hiểu nào, thì câu thơ cũng tràn đầu tình tứ, ý vị sâu sa khiến ta cũng mỉm cười hạnh phúc bên vẻ mộng mơ cùng cái tinh tế, nhạy cảm nơi tâm hồn nhà thơ. Ta còn hạnh phúc hơn, khi bắt gặp sự bất ngờ say mê của gió đông kia ngay lập tức biến thành hành động khiến nó đưa mùi hương của hoa lẫn vào không gian, ban cái đẹp lan tỏa khắp đất trời mà đánh thức vạn vật, làm tỉnh cả mùa xuân, “động” lòng “người” trong bao chất ngất! Ý thơ, tình người từ đó cũng chắp cánh bay lên, khiến bạn đọc thấy rõ tận cùng trái tim và tình yêu thiên nhiên say đắm, trân quý cuộc sống một cách đáng trọng của thi nhân mà dù hôm qua, hôm nay hay mai sau cũng đều sẽ còn sống mãi cùng tâm hồn ta.

Có thể nói, chỉ bằng bút phát tả cảnh ngụ tình, kết hợp vài đường nét bay bổng nhẹ nhàng, điểm xuyết vào cảnh vật vô cùng tinh tế, đặc trưng của mùa xuân nơi bông đào hé nụ, nhà thơ Nguyễn Trãi đã đem đến cho người đọc yêu thơ một bức tranh tuyệt bích, hoàn mĩ về thiên nhiên và con người một cách đẹp đẽ. Chính vì thế, “Đào hoa thi” dù không phải là một bài thơ nổi tiếng nhất của thi nhân, nhưng chắc chắc sẽ là khúc tình ca ngọt ngào về đất trời mỗi độ xuân sang, đủ sức neo đậu nơi trái tim mỗi chúng ta hôm nay và mãi mãi mai sau....

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK