Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 giúp tớ câu d với bài 3 với ạ nếu làm hết tớ sẽ cho ctlhn ạ  câu d đề...
Câu hỏi :

giúp tớ câu d với bài 3 với ạ
nếu làm hết tớ sẽ cho ctlhn ạ 
câu d đề của nó là chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ ạ

image

giúp tớ câu d với bài 3 với ạ nếu làm hết tớ sẽ cho ctlhn ạ  câu d đề của nó là chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ ạd. Ầm ầm tiếng sấm. Ảo ào g

Lời giải 1 :

`d)`

`-` Biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu:

`+` "Ầm ầm tiếng sấm" `->` Tiếng sấm ầm ầm

`+` "Ào ào gió thổi" `->` Gió thổi ào ào

`+` "Cuồn cuộn bụi mù" `->` Bụi mù cuồn cuộn

`+` "Sầm sập cơn mưa kéo đến" `->` Cơn mưa kéo đến sầm sập

`->` Tác dụng: Biện pháp tu từ đảo ngữ đã làm cho câu văn trở nên giàu hình ảnh và gợi cảm hơn. Biện pháp tu từ đã nhấn mạnh sự ồ ạt, mạnh mẽ của từng tính chất trong cơn bão: tiếng sấm, gió, bụi, mưa. Từ đó, người đọc cảm nhận rõ hơn về cảnh tượng của cơn bão nói riêng, cũng như sự khắc nghiệt, dự dội của thời tiết nói chung.

`3.`

`***` Tác dụng chung: Tạo sự gợi hình, gợi cảm hơn cho câu thơ/câu văn

`-` VD1: "Qua Đèo Ngang" (Bà Huyện Thanh Quan):

"Lom khom dưới núi, tiều vài chú."

`+` BPTT đảo ngữ: `->` Vài chú tiều lom khom dưới núi

`->` Tác dụng: Nhấn mạnh cảnh tượng hoang vắng, cô độc của cảnh vật, cũng như sự cô đơn của chính nhân vật trữ tình "tôi" trong bài thơ

`-` VD2: "Thu ẩm" (Nguyển Khuyến):

"Lao xao chợ cá làng ngư phủ"

`+` BPTT đảo ngữ: `->` Chợ cá làng ngư phủ lao xao

`->` Tác dụng: Nhấn mạnh sự xôn xao, nhộn nhịp, đông đúc của chợ cá, mang lại hình ảnh gần gũi, thân thuộc về người dân làng chài cho người đọc

`-` VD3: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật):

"Mịt mù cơn bão đến."

`+` BPTT đảo ngữ: `->` Cơn bão đến mịt mù

`->` Tác dụng: Nhấn mạnh sự khắc nghiệt của cơn bão, qua đó thể hiện những thiếu thốn, khó khăn mà người lính trong chiến tranh phải đối mặt

`-` VD4: "Nhớ con sông quê hương" (Tế Hanh):

"Mênh mông trời nước sông dài"

`+` BPTT đảo ngữ: `->` Trời nước sông dài mênh mông

`->` Tác dụng: Nhấn mạnh sự bao la, rộng lớn của bầu trời, con sông quê hương, ngoài ra qua BPTT, tác giả còn thể hiện tình yêu quê hương da diết

`-` VD5: "Thương vợ" (Trần Tế Xương):

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông."

`+` BPTT đảo ngữ: `->` Thân cò lặn lội khi quãng vắng/Mặt nước eo sèo buổi đò đông

`->` Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả, gian khổ của người vợ (bà Tú) vì bà là người gồng gánh cả gia đình, qua đó thấy được tình cảm, quý trọng vợ của Tú Xương

Lời giải 2 :

`@`ThienAn

Câu `d :`

`-` BPTT : Đảo ngữ tiếng sấm ầm ầm thành "ầm ầm tiếng sấm"; gió thổi ào ào thành "ào ào gió thổi"; bụi mù cuồn cuộn thành "cuồn cuộn bụi mù"; cơn mua sầm sập kéo đến thành "sầm sập cơn mưa kéo đến"

`-` Tác dụng :

`+)` Các BPTT đảo ngữ đã giúp câu văn thêm tính biểu cảm hơn

`+)` Nhấn mạnh âm thanh của tiếng sấm, tiếng gió, bụi và việc cơn mưa kéo đến. Từ đó khiến cho cơn mưa trở lên sinh động hơn nhiều lần

`+)` Làm nổi bật tài năng của tác giả

Câu `3 :`

VD1 : 

"Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà"

`-` BPTT : Đảo ngữ từ vài chú tiều lom khom dưới lúi thành "lom khom dưới núi, tiều vài chú"; bên sông lác đác chợ mấy nhà thành "lác đác bên sông, chợ mấy nhà"

`-` Tác dụng :

`+)` Các BPTT đảo ngữ đã giúp câu văn thêm tính biểu cảm hơn

`+)` Nhấn mạnh sự vắng vẻ, hiu quạnh của cảnh vật nơi đây. Từ đó gợi cho chúng ta cảm giác cô đơn, buồn tủi

`+)` Làm nổi bật tài năng của tác giả

VD2 :

"Lôi thôi sĩ tử, vai đeo lọ

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa"

`-` BPTT : Đảo ngữ sĩ tử vai đeo lọ lôi thôi thành "lôi thôi sĩ tử, vai đeo lọ"; quan trường miệng thét loa ậm oẹ thành "ậm oẹ quan trường miệng thét loa"

`-` Tác dụng : 

`+)` Các BPTT đảo ngữ đã giúp câu văn thêm tính biểu cảm hơn

`+)` Nhấn mạnh hình ảnh các sĩ tử, trường thời đó thật lôi thôi, lộn xộn. Từ đó thể hiện nỗi lòng căm thù của tác giả đối với quân thù ( bối cảnh bài thơ viết ra vào thời Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi Hương Hà Nội bị bãi bỏ. Do lo sợ sự bất bình của dân chúng nên thực dân Pháp đã tổ chức thi chung với trường Nam Định `=>` Tạo lên bối cảnh hỗn loạn như trên )

`+)` Làm nổi bật tài năng của tác giả

VD3 :

"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

`-` BPTT : Đảo ngữ con quốc quốc nhớ nước đau lòng thành "nhớ nước đau lòng con quốc quốc"; cái gia gia thương nhà mỏi miệng thành "thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

`-` Tác dụng :

`+)` Các BPTT đảo ngữ đã giúp câu văn thêm tính biểu cảm hơn

`+)` Nhấn mạnh nỗi niềm hoài cổ, sự nuối tiếc khi triều đại nhà Lê đã qua thời vàng son. Từ đó thể hiện lòng yêu nước của tác giả

`+)` Làm nổi bật tài năng của tác giả

VD4 :

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng 

Eo sèo mặt nước buổi đò đông"

`-` BPTT : Đảo ngữ thân cò lặn lội khi quãng vắng thành "lặn lội thân cò khi quãng vắng"; mặt nước eo sèo buổi đò đông thành "eo sèo mặt nước buổi đò đông"

`-` Tác dụng :

`+)` Các BPTT đảo ngữ đã giúp câu văn thêm tính biểu cảm hơn

`+)` Nhấn mạnh sự vất vả, lam lũ của người vợ. Từ đó cho thấy hình ảnh người phụ nữ xưa 

`+)` Làm nổi bật tài năng của tác giả

VD5 :

"Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời

Xanh xanh mặt biển da trời"

`-` BPTT : Đảo ngữ gió thổi hiu hiu thành "hiu hiu gió thổi"; "mặt biển xanh da trời" thành "xanh xanh mặt biển da trời"

`-` Tác dụng :

`+)` Các BPTT đảo ngữ đã giúp câu văn thêm tính biểu cảm hơn

`+)` Nhấn mạnh vẻ đẹp của mặt biển Nha Trang và âm thanh tiếng gió. Từ đó hiện lên cảnh Nha Trang thật lãng mạng và cho thấy sự tinh tế của nhà thơ cùng tình yêu thiên nhiên to lớn

`+)` Làm nổi bật tài năng của tác giả

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK