Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 CÂY TÙNG VÀ HOA HỒNG Cây tùng và hoa hồng là hàng xóm của nhau, tuy nhiên mối quan hệ...
Câu hỏi :

CÂY TÙNG VÀ HOA HỒNG

Cây tùng và hoa hồng là hàng xóm của nhau, tuy nhiên mối quan hệ của họ không được tốt cho lắm. Cây tùng nói với hoa hồng: “Trông cậu mới yểu điệu làm sao hễ gió thổi qua là đổ nghiêng ngả, thật là yếu đuối.”

Hoa hồng không chịu thua kém, trừng mắt nói: "Cậu nhìn lại thân mình mà xem, sần sùi thô ráp, thật là xấu xí!"

Ngoài những lời chê bai chỉ trích, bình thường chúng chẳng bao giờ nói chuyện với nhau.

Một hôm, ông hổ đi qua nghe thấy cây tùng và hoa hồng đang to tiếng tranh cãi, bèn nói: “Tại sao hai cháu chỉ biết nhìn vào điểm xấu mà không chịu công nhận điểm tốt của nhau? Tùng mạnh mẽ cương nghị, không sợ giá rét, là tấm gương tốt cho chúng ta học tập. Hoa hồng toả hương thơm ngát, làm đẹp cho đời, mang đến niềm vui cho mọi người. Các cháu phải chịu khó học hỏi ưu điểm của người khác thì mới có thể tiến bộ và trở thành bạn tốt của nhau.”

Nghe lời ông hổ, cuối cùng cây tùng và hoa hồng đã nhận ra lỗi sai của mình, từ đó trở đi, chúng bắt đầu chung sống vui vẻ và hoà thuận.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2. Xác định câu sau thuộc kiểu câu gì : “Nghe lời ông hổ, cuối cùng cây tùng và hoa hồng đã nhận ra lỗi sai của mình, từ đó trở đi, chúng bắt đầu chung sống vui vẻ và hoà thuận”? Dấu hiệu nhận biết ?

 Câu 3:  Xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Cây tùng nói với hoa hồng: “Trông cậu mới yểu điệu làm sao hễ gió thổi qua là đổ nghiêng ngả, thật là yếu đuối.”

Câu 4. Em nhận được những bài học đáng quí nào từ văn bản?

Bài tập 2 .

 

Bài tập 2.

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi từ sau:

           "Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

            Ánh nắng chảy đầy vai

            Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

            Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:

           “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

             Để con đi...!”

             Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

             Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

            Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

            Cha gặp lại mình tron

CÂY TÙNG VÀ HOA HỒNG

Cây tùng và hoa hồng là hàng xóm của nhau, tuy nhiên mối quan hệ của họ không được tốt cho lắm. Cây tùng nói với hoa hồng: “Trông cậu mới yểu điệu làm sao hễ gió thổi qua là đổ nghiêng ngả, thật là yếu đuối.”

Hoa hồng không chịu thua kém, trừng mắt nói: "Cậu nhìn lại thân mình mà xem, sần sùi thô ráp, thật là xấu xí!"

Ngoài những lời chê bai chỉ trích, bình thường chúng chẳng bao giờ nói chuyện với nhau.

Một hôm, ông hổ đi qua nghe thấy cây tùng và hoa hồng đang to tiếng tranh cãi, bèn nói: “Tại sao hai cháu chỉ biết nhìn vào điểm xấu mà không chịu công nhận điểm tốt của nhau? Tùng mạnh mẽ cương nghị, không sợ giá rét, là tấm gương tốt cho chúng ta học tập. Hoa hồng toả hương thơm ngát, làm đẹp cho đời, mang đến niềm vui cho mọi người. Các cháu phải chịu khó học hỏi ưu điểm của người khác thì mới có thể tiến bộ và trở thành bạn tốt của nhau.”

Nghe lời ông hổ, cuối cùng cây tùng và hoa hồng đã nhận ra lỗi sai của mình, từ đó trở đi, chúng bắt đầu chung sống vui vẻ và hoà thuận.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2. Xác định câu sau thuộc kiểu câu gì : “Nghe lời ông hổ, cuối cùng cây tùng và hoa hồng đã nhận ra lỗi sai của mình, từ đó trở đi, chúng bắt đầu chung sống vui vẻ và hoà thuận”? Dấu hiệu nhận biết ?

 Câu 3:  Xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Cây tùng nói với hoa hồng: “Trông cậu mới yểu điệu làm sao hễ gió thổi qua là đổ nghiêng ngả, thật là yếu đuối.”

Câu 4. Em nhận được những bài học đáng quí nào từ văn bản?

Bài tập 2 .

 

Lời giải 1 :

𝚁𝚞𝚋𝚢

Câu `1:`

`-` Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu `2:`

`-` Xét theo mục đích nói: Câu trần thuật

`-` Dấu hiệu nhận biết:

`+` Cuối câu có dấu chấm `(.)`

`+` Kể lại việc cây tùng và hoa hồng sau khi nghe lời ông hổ đã nhận ra lỗi lầm của bản thân và bắt đầu chung sống hòa thuận, vui vẻ.

`-` Xét theo cấu trúc cú pháp: Câu ghép

`-` Dấu hiệu nhận biết:

`+` Từ nối: Cuối cùng

`+` Chủ ngữ `1:` cây tùng và hoa hồng

`+` Vị ngữ `1:` đã nhận ra lỗi sai của mình

`+` Trạng ngữ: từ đó trở đi

`+` Chủ ngữ `2:` chúng

`+` Vị ngữ `2:` đã nhận ra lỗi sai của mình, từ đó trở đi, chúng bắt đầu chung sống vui vẻ và hoà thuận?

Câu `3:`

`-` Biện pháp tu từ: Nhân hóa `(` Cây tùng có thể nói chuyện, đưa ra nhận xét về hoa hồng hệt con người `)`

`=>` Tác dụng: Khiến cho cây tùng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn với người đọc người nghe. Đồng thời cũng khiến câu văn nói riêng và câu chuyện nói chung trở nên gần gũi, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc hơn. Khiến câu văn tăng sự gợi hình, gợi tả, diễn đạt.

Câu `4:` 

`-` Những bài học đáng quý từ văn bản:

`+` Bài học `1:` Trên thế gian này, ai ai cũng đều có một nét riêng biệt, một vẻ đẹp khác biệt, độc nhất vậy nên hãy luôn tự hào về điều đó, tự hào về bản thân.

`+` Bài học `2:` Trong cuộc sống này, chúng ta đều là những tờ giấy trắng, đều chưa hề hoàn thiện nên cần phải biết học tập, phải chịu khó học hỏi ưu điểm của người khác thì mới có thể tiến bộ.

`+` Bài học `3:` Con người vẫn luôn tồn tại điểm tốt lẫn điểm xấu. Vậy nên khi đánh giá, nhìn nhận một điều gì về người khác hãy công nhận điểm tốt của nhau, xin đừng chỉ biết nhìn vào điểm xấu để rồi đưa ra những lời đánh giá phiến diện.

`+` Bài học `4:` Ai trong chúng ta cũng đều sẽ phạm lỗi sai nhưng hãy cùng nhau sửa đổi, cùng nhau tiến bộ để có thể cùng nhau chung sống vui vẻ, hòa thuận.

Lời giải 2 :

$#khoanguyen045$ 

`1.` 

`-` `PTBĐ` chính: Tự sự 

`->` Văn bản trên kể lại một câu chuyện theo một trình tự hợp lí, có đầu, có đuôi. 

`2.` 

`-` Nghe lời ông hổ, cuối cùng cây tùng và hoa hồng đã nhận ra lỗi sai của mình, từ đó trở đi, chúng bắt đầu chung sống vui vẻ và hoà thuận. 

`@` Dấu hiệu nhận biết: 

`+` Cuối câu có dấu chấm. 

`+` Câu văn dùng để kể, trần thuật lại một sự việc. 

`+` Nội dung câu văn là kể lại việc cây tùng và hoa hồng nhận ra lỗi sai của bản thân rồi từ đó chúng bắt đầu chung sống vui vẻ và hoà thuận. 

`=>` Câu sau thuộc kiểu câu kể hay còn gọi là câu trần thuật. 

`***` $\textit{Ghi nhớ:}$

`->` Trong Tiếng Việt, khi phân loại các kiểu câu, chỉ có `4` kiểu câu. Đó là: câu kể ( câu trần thuật), câu cảm ( câu cảm thán), câu hỏi ( câu nghi vấn), câu khiến ( câu cầu khiến). 

`3.` 

`-` Biện pháp tu từ: Nhân hoá ( Cây tùng được miêu tả có những hành động, cử chỉ và lời nói y hệt như con người, tác giả đã sử dụng các từ ngữ thường dùng miêu tả con người để miêu tả cây tùng). 

`@` Tác dụng: 

`+` Tăng sức gợi hình, gợi cảm 

`+` Giúp cho sự vật được miêu tả trở nên thân thiện, sinh động và gần gũi hơn

`+` Làm cho câu văn trở nên cuốn hút người đọc hơn 

`+` Thể hiện sự khinh khỉnh, xem thường của cây tùng đối với hoa hồng. 

`4.` 

Em cảm nhận được rất nhiều bài học đáng quý từ văn bản: 

`-` Trong cuộc sống, nên cố gắng nhìn nhận và chấp nhận những ưu điểm của người khác, không nên cứ mãi nhìn chằm chằm vào khuyết điểm của họ mà chê bai, chỉ trích và hạ bệ người khác xuống. Bởi khi hành xử như vậy, ta sẽ không thể nhận lại được bất cứ điều gì mà còn có thể phải gánh lấy những hậu quả khôn lường. Thay vào việc đó, ta nên dành thời gian để chăm sóc và hoàn thiện bản thân mình hơn. 

`-` Bản thân mỗi người sinh ra luôn là một phiên bản duy nhất, cũng không ai có thể tự chọn cho bản thân: bố mẹ, nhan sắc hay gia cảnh khi được sinh ra,... Vậy nên, không ai là hoàn hảo cả, mỗi người đều có những ưu điểm, khuyết điểm riêng biệt, chẳng ai là giống nhau. Vì vậy, không nên đi xỉa xói, soi mói và nói xấu người khác mà nên chấp nhận khuyết điểm của họ. 

`-` Trong cuộc sống, ta nên học cách ứng xử, nói chuyện phải phép, có chừng mực để không gây thù trúc oán với nhiều người, nên học cách chung sống hoà thuận, hạnh phúc với nhau. Bởi bớt một kẻ thù là thêm một người bạn. 

`-` Nên chịu khó học hỏi ưu điểm của người khác để có thể tiến bộ, ngày càng hoàn thiện bản thân và trở thành bạn tốt của nhau.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK