Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 SẮC THÁI Ý NGHĨA CỦA TỪ NGỮ. CẤP ĐỘ 1: NHẬN BIẾT Bài 1: Phân biệt sắc thái ý nghĩa...
Câu hỏi :

Bạn nào giúp mình với ạ !!!!!!!!!

image

SẮC THÁI Ý NGHĨA CỦA TỪ NGỮ. CẤP ĐỘ 1: NHẬN BIẾT Bài 1: Phân biệt sắc thái ý nghĩa của các từ ngữ sau bằng cách nối cột A với cột B sao cho phù hợp. A Trăn

Lời giải 1 :

Bài 1: 

- Trắng tinh: Trắng không tì vết.

- Trắng xóa: Trắng một màu tinh khiết và rất sạch.

- Trắng ngần: Trắng trong và bóng đẹp.

- Trắng phau: Trắng lơ lửng như sữa.

- Trắng đục: Trắng trên một diện tích rộng, làm lóa mắt không rõ ranh giới.

Bài 2:

- Cao và cao lênh khênh: 

+ Cao: chỉ đọ cao về mặt kích thước:

+ Cao lênh khênh: Cao nhưng có vẻ không cân đối, không vững chắc.

- Sâu và sâu thăm thẳm:

+ Sâu: Chỉ độ sâu từ bề mặt xuống đáy hoặc mức sâu của một khối.

+ Sâu thăm thẳm: Nhấn mạnh đọ sâu rất lớn, tạo cảm giác thăm thẳm, không nhìn thấy đáy.

- Rộng và rộng thênh thang

+ Rộng: Chỉ kích thước về chiều ngang hoặc không gian rộng lớn.

+ Rộng thênh thang: Nói về sự bao la, rộng lớn, không có giới hạn.

- Thấp và thấp lè tè:

+ Thấp: Chỉ độ thấp về kích thước  hoặc vị trí so với mặt đất.

+ Thấp lè tè: Độ thấp một cách quá mức.

Bài 3: Không nên thay thế từ " Chết" cho những từ hán việt trên vì: 

- Hi sinh: Thể hiện sự tôn kính, thiêng liêng và tự nguyện của những người đã qua đời vì lý tưởng cao cả, phù hợp trong ngữ cảnh tôn vinh các anh hùng liệt sĩ. Dùng từ "chết" sẽ không thể hiện được ý nghĩa cao cả và tôn kính.

- Tử hình: Là thuật ngữ pháp lý chính xác để chỉ hình phạt cao nhất trong hệ thống pháp luật. Dùng từ "chết" không thể hiện được tính nghiêm khắc và chính xác của án phạt.

- Băng hà: Là từ trang trọng, lịch sự, thường được dùng để chỉ sự qua đời của vua chúa hay các nhân vật có vị thế cao trong xã hội. Dùng từ "chết" sẽ làm mất đi sự trang trọng và tôn trọng cần thiết trong ngữ cảnh này.

Cấp 2:

Bài 1: 

A. Tôi ngó ra cửa sổ và tôi thấy một cô gái đi ngang qua.

- Ngó mang ý nghĩa nhìn thoáng qu, không tập trung.

- Thấy nhìn nhận, quan sát và nhận biết sự vật.

B. Tôi tận ngẩn dám ngắm bức tranh của em gái mình.

- Ngắm: nhìn kỹ, có sự thưởng thức.

C. Dòng sông xanh soi bóng những hàng tre.

- Soi là phản chiếu, ánh lên hình ảnh.

D. .... mắt sáng bèn cạnh, tôi liếc cô ấy cũng cầm cự viết.

- Liếc là nhìn nhanh, liếc mắt một cách kín đáo.

E. Trăng ngó khe cửa ngắm nhà thơ.

- Ngó là nhìn một cách nhẹ nhàng, từ xa.

Bài 2: 

- Từ rày khép cửa phòng thu.

+ Khép: Mang nghĩa nhẹ nhàng, kín đaó nhưng không tuyệt đối.

+ Đóng: Mang tính chất mạnh mẽ rõ ràng, thể hiện sự ngăn cách hoàn toàn.

+ Chốt: mang tính chất chặt chẽ, bảo mật, an toàn tuyệt đối.

Lời giải 2 :

`***``color[black][#Meo]`

`***` Cấp độ `1`: Nhận biết

`1``.`

`@` Trắng tinh `-` Trắng một màu tinh khiết và rất sạch

`@` Trắng xoá `-` Trắng trên một diện tích rộng, làm loá mắt, không rõ ranh giới.

`@` Trắng ngần `-` Trắng trong và bóng đẹp

`@` Trắng phau `-` Trắng không có tì vết

`@` Trắng đục `-` Trắng lờ nhờ như sữa

`2``.`

`@` Cao và cao lênh khênh

`=>` Dù cả `2` đều chỉ chiều cao nhưng tính chất, mức độ của "cao lênh khênh" được miêu tả, phóng đại hơn so với "cao"

`@` Dài và dài thườn thượt

`=>` Cả `2` từ đều chỉ chiều dài nhưng từ "dài thườn thượt" chỉ mức độ cao, phóng đại hơn so với "dài"

`@` Sâu và sâu thăm thẳm

`=>` Giữa "sâu" và "sâu thăm thẳm" thì từ "sâu thăm thẳm" chỉ tính chất, mức độ lớn, được phóng đại lên

`@` Rộng và rộng thênh thang

`=>` Cả `2` từ có cùng cách diễn đạt nhưng so về mức độ, tính chất thì "rộng thênh thang" là từ được phóng đại lên của từ "rộng"

`@` Thấp và thấp lè tè

`=>` "Thấp lè tè" là từ được phóng đại tính chất, mức độ của từ "thấp"

`3``.`

`-` Theo em, có nên thay thế từ thuần Việt chết thay thế cho các từ gạch chân trên, vì: Các từ trên đều đồng nghĩa với nhau nhưng xét vào ngữ cảnh, sự vật, sự việc được nói tới thì cần phải dùng từ ngữ sao cho phù hợp, chuẩn mực

`***` Cấp độ `2`: Vận dụng

`1``.`

`A``,` Tôi ngó ra cửa sổ và tôi thấy một cô gái đi qua

`@` Giải thích:

`-` Vì đằng sau dấu ba chấm là từ "ra" và vế sau là tôi `...` một cô gái đi ngang qua `=>` ta đoán hành động của "tôi" dứt khoát, nhanh gọn `=>` Loại trừ còn từ "ngó" hoặc "liếc", suy xét các đáp án còn lại `=>` Loại trừ còn "ngó" 

`-` Vì theo như suy đoán ở trên đây là hành động dứt khoát, nhanh gọn `=>` loại trừ còn "thấy"

`B``,` Tôi tần ngần đứng ngắm hồi lâu trước bức tranh của em gái mình.

`@` Giải thích:

`-` Có thể thấy hành động của "tôi" rất lâu, từ từ dựa trên từ "tần ngần" `=>` chọn được "ngắm"

`C``,` Dòng sông xanh soi bóng những hàng tre.

`@` Giải thích:

`-` Dựa vào ngữ cảnh, thấy sự vật được nói đến là "dòng sông xanh" với "những hàng tre" `=>` chọn "soi"

`D``,` Liếc mắt sang bên cạnh, tôi nhìn cô ấy cũng cắm cúi viết.

`@` Giải thích:

`-` Vì sự vật được nói đến là "mắt" `=>` ta chọn "liếc" 

`-` Sau khi loại trừ tất cả các từ trên `=>` còn từ "nhìn" `=>` chọn

`E``,` Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

`2``.`

                       "Từ rày khép cửa phòng thu,

                    Chẳng tu thì cũng như tu mới là"

`@` Nhận xét

`-` Dựa vào ngữ cảnh: dùng từ "khép" hợp lí

`-` Xét về các yếu tố khác: Từ "khép" nhẹ nhàng, phù hợp, thể hiện được tình cảm, cảm xúc của Thuý Kiều

                       "Từ rày đóng cửa phòng thu,

                    Chẳng tu thì cũng như tu mới là"

`@` Nhận xét

`-` Dựa vào ngữ cảnh: dùng từ "đóng" hợp lí

`-` Xét về các yếu tố khác: Từ "đóng" chỉ tính chất mạnh mẽ, làm mất đi nhịp điệu, ý nghĩa mà tác giả muốn bộc lộ `=>` không phù hợp

                       "Từ rày chốt cửa phòng thu,

                    Chẳng tu thì cũng như tu mới là"

`@` Nhận xét

`-` Dựa vào ngữ cảnh: dùng từ "chốt" hợp lí

`-` Xét về các yếu tố khác: Từ "chốt" chỉ tính chất thô bạo, làm mất đi vẻ nhẹ nhàng, nhịp điệu của lời thơ, làm mất đi ý nghĩa, cảm xúc, tâm trạng của Thuý Kiều mà tác giả muốn bộc lộc cho người đọc `=>` không phù hợp

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK