Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Bỗng nhận ra hương ổi                                         Phả vào trong gió se                                          Sương chùng chình qua ngõ         
Câu hỏi :

                                        Bỗng nhận ra hương ổi

                                        Phả vào trong gió se 

                                        Sương chùng chình qua ngõ 

                                        Hình như thu đã về 

câu 3:Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa qua dấu hiệu nào và bằng những giác quan nào ?

câu 4:tại sao tác giả ko dùng từ "bay","tỏa" mà lại dùng  "phả" trong khổ thơ trên?

câu 5: chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu 3

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Câu `3:`

Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa qua dấu hiệu hương ổi và sương chùng chình qua ngõ. Bằng những giác quan đó lá khứu giác và thị giác

Câu `4:`

Tác giả không dùng từ "bay","tỏa" mà lại dùng từ "phả" trong khổ thơ trên vì dùng từ "phả" để nhấn mạnh sự đậm đặc và lan tỏa mạnh mẽ của hương ổi trong không khí. "Phả" gợi lên cảm giác hương thơm ập vào khứu giác một cách trực tiếp và rõ rệt, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ hơn, làm nổi bật sự hiện diện của mùa thu một cách cụ thể và sống động.

Câu `5:`

"Sương chùng chính qua ngõ"

Biện pháp tu từ nhân hóa

Tác dung: tạo nên hình ảnh sương mù như một sinh vật sống, có động tác chậm rãi, lưỡng lự. Điều này không chỉ làm cho cảnh vật trở nên sinh động hơn mà còn gợi lên cảm giác nhẹ nhàng, thanh bình và mơ màng của buổi sáng mùa thu. Từ đó, tác giả truyền tải được cảm xúc tinh tế và sâu lắng khi mùa thu đến.

Lời giải 2 :

𝚁𝚞𝚋𝚢

Câu `3:`

`-` Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa qua những dấu hiệu:

`+` Hương ổng phả vào trong gió se

`+` Sương chùng chình qua ngõ

`-` Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa qua những dấu hiệu:

`+` Khứu giác `(` Cảm nhận hương ổi `)`

`+` Xúc giác `(` Cảm nhận làn gió se `)`

`+` Thị giác `(` Cảm nhận sương `)`

Câu `4:`

`-` Tác giả không dùng từ ''bay'', ''tỏa'' mà lại dùng từ ''phả'' trong khổ thơ trên: 

`+` Từ ''bay'' và ''tỏa'' gợi lên mùi hương nhẹ nhàng, thoang thoảng, dường như đã có ở trong làn gió se lâu rồi chứ không phải vừa mới có, điều này khiến không gây được ấn tượng mạnh, sự bất ngờ đối với tác giả. Đồng thời, nó không thể hiện được sự bất ngờ ngạc nhiên, ngỡ ngàng, đột ngột đến sự xúc động, một niềm vui dường như chợt đến lẫn cái giật mình đầy khe khẽ của nhà thơ đối với việc hương ổi trong làn gió se cũng như không thể hiện được ý đồ của tác giả.

`+` Từ ''phả'' gợi lên hương ổi nồng nàn, nồng đậm, bất ngờ có trong làn gió se được làn gió đem đi lan tỏa khắp không gian khiến nhà thơ giật mình nhận ra. Đồng thời nó cũng thể hiện được thể hiện cái cảm nhận tinh tế, sự gắn bó đối với mùa thu của nhà thơ lẫn thể hiện được sự bất ngờ, ngạc nhiên, ngỡ ngàng, đột ngột đến sự xúc động, một niềm vui của nhà thơ khi thu về.

`=>` Tác giả muôn tạo ấn tượng mạnh với người đọc về mùi hương ổi `-` một mùi hương tuy thân thuộc nhưng lại có ý nghĩa vô cùng, mùi hương của miền Bắc Việt Nam. Mùi hương ổi trong cảm nhận của tác giả, nó sánh lại, đậm hơn, nồng nàn hơn. Điều này từ ''bay'' và ''tỏa'' không thể hiện được.

Câu `5:`

`-` Biện pháp tu từ: Nhân hóa `(` ''chùng chình'' `)`

`=>` Tác dụng: Gợi lên hình ảnh sương di chuyển vô cùng nhẹ nhàng, cố tình đi chậm lại, vô cùng chậm rãi, vô cùng từ từ. Từ đó khắc họa trong mắt người đọc khung cảnh giao mùa, sang thu vô cùng nhẹ nhàng, thanh bình. Từ đó, cũng thể hiện được tình yêu, sự gắn bó của tác giả dành cho mùa thu lẫn cảm nhận tinh tế của tác giả về sương. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi cảm, diễn đạt cho câu thơ.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK