Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 THẦY GIÁO DẠY VẼ CỦA TÔI Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy...
Câu hỏi :

               THẦY GIÁO DẠY VẼ CỦA TÔI
Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây đã mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp 5, mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ …
Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu - họa sĩ và Hiền - kỹ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi:
- Cậu có nhớ thầy Bản không?
- Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không?
(…) Hồi ấy, thầy bao nhiêu tuổi, tôi không rõ. Chỉ biết là thầy dạy học đã lâu, nhiều cô giáo, thầy giáo trong trường từng là học trò của thầy.(…)

(…)Thầy dạy chúng tôi kẻ chữ, vẽ cái sọt giấy, lọ mực, viên gạch, thỉnh thoảng mới có một bài “vẽ tự do”: cảnh chùa, hoặc lao động ở vườn trường. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ. Nhưng thú vị hơn cả là những câu chuyện của thầy. Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội họa, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kỳ lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp đẽ. Có những lần, thầy đưa chúng tôi về nhà thầy chơi, về gian gác hẹp xếp đầy sách vở và tranh ảnh. Thầy đưa chúng tôi xem những quyển tranh của các bậc danh họa. Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ, những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm… Thầy vẽ chậm, vẽ kỹ, không hiểu có đẹp không, những tranh của thầy ít được mọi người chú ý. Chúng tôi có đi hỏi, nhưng chẳng thấy có mấy ai biết đến tên họa sĩ Nguyễn Thừa Bản.
Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội họa, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu, thầy bảo giờ đây nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các em học sinh. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy.
Có lần, thầy đến lớp, vẻ nghiêm trang, xúc động, thầy nói với chúng tôi:
- Ở triển lãm mỹ thuật thành phố, người ta có bày một bức tranh của tôi… – Thầy mỉm cười rụt rè khẽ nói thêm – Các em đến xem thử…
Chiều hôm ấy, mấy đứa chúng tôi - trong đó có Châu và Hiền - rủ nhau đến phòng triển lãm. Trong gian phòng chan hòa ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. So với những bức tranh to lớn sang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ. Bức tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cũ, mấy quả cam, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn… Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy. Chúng tôi ngồi xuống cạnh bàn ghi cảm tưởng của người xem: Chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy giáo chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi thấy thầy Bản cũng đến, thầy đi lại trong phòng triển lãm, nhìn người xem rồi lại nhìn về cái tranh của mình, bồn chồn, hồi hộp. Rồi sau cảm thấy đứng mãi ở đấy không tiện, thầy lại lóc cóc ra lấy xe đạp, đạp đi.
Càng thương thầy, chúng tôi càng giận những người xem vô cùng. Nảy ra một ý, chúng tôi bàn khẽ với nhau, rồi mở quyển sổ ghi cảm tưởng, chúng tôi thay nhau viết:
“Trong phòng triển lãm này, chúng tôi rất thích bức tranh của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản!”.\Thương thầy quá, chúng tôi suýt òa lên khóc. Bây giờ, nhiều năm đã trôi qua, chúng tôi đã lớn lên, đã làm nhiều nghề khác nhau, có người là cán bộ quân đội, có người là công nhân, Hiền trở thành kỹ sư và tôi làm nghề viết báo. Chỉ có Châu là họa sĩ. Tuy còn trẻ, Châu đã có nhiều tác phẩm, được quần chúng và đồng nghiệp đánh giá cao… Nhưng Châu và chúng tôi chẳng hề quên thầy Bản. Không chỉ làm cho chúng tôi yêu hội họa, thầy còn là một tấm gương về sự cần cù, lòng trong sạch, tình yêu thương trân trọng với công việc bình thường của mình.
Thầy không phải là một nghệ sĩ nổi tiếng như các bạn của thầy, nhưng đối với chúng tôi, hình ảnh hiền hậu khiêm nhường của thầy đáng quý trọng biết bao.
Có lẽ đến phút cuối của cuộc đời, thầy cũng không biết rằng: Chính chúng tôi - những học trò nhỏ của thầy - đã viết vào quyển sổ cảm tưởng trong kỳ triển lãm ấy. Bây giờ, thầy Bản không còn nữa!
Tối ấy, ngồi với nhau, chúng tôi nhắc nhiều và nhớ nhiều đến thầy…
Thưa thầy giáo dạy vẽ kính yêu!
Viết những dòng này, chúng em muốn xin thầy tha lỗi cho chúng em và muốn lần nữa được thưa với thầy rằng: Chúng em biết ơn thầy, mãi mãi biết ơn thầy…

Câu 1 .Văn bản “ Thầy giáo dạy vẽ của tôi,”được được kể theo ngôi kể nào?
Câu 2 .Ngôi kể trên có tác dụng gì?
Câu 3 .Trợ từ  trong câu văn “Chúng tôi có đi hỏi, nhưng chẳng thấy có mấy ai biết đến…” là gì ?
Câu 4 .Văn bản viết về đề tài gì ?
Câu 5 .Câu văn “Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ, những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm..”. sử dụng biện pháp tu từ:

helpppppppp 

Lời giải 1 :

𝚁𝚞𝚋𝚢

Câu `1:` 

`-` Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

`@` Dẫn chứng: Người kể xưng ''Chúng tôi'' xuyên suốt văn bản ''Thầy giáo dạy vẽ của tôi''.

Câu `2:`

`-` Tác dụng của ngôi kể:

`+` Khiến cho câu chuyện trở nên chân thật, chân thực hơn đối với người đọc, người nghe.

`+` Khiến cho tác giả dễ dàng khắc họa, đi sâu vào thế giới nội tâm của các nhân vật. Từ đó, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của từng nhân vật.

`+` Khiến cho nhân vật trở nên sống động, sinh động và gần gũi hơn. Đồng thời cũng giúp nhân vật có thể tự do bộc lộ, thổ lộ những tâm tư, tình cảm, cảm xúc của bản thân cũng đưa ra những nghĩ suy, quan điểm của mình về sự việc, sự vật được kể.

Câu `3:`

`-` Trợ từ: mấy

Câu `4:`

`-` Đề tài:

`+` Tình cảm thầy trò

`+` Lòng biết ơn, kính trọng thầy cô giáo

Câu `5:`

`-` Biện pháp tu từ: Liệt kê `(` ''những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm'' và ''những bức tranh thầy vẽ, những bức tranh nhỏ'' `)`

Lời giải 2 :

Câu 1: Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (người kể xưng "tôi")

Câu 2: Tác dụng: Giúp câu chuyện trở nên chân thực, dễ dàng đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật. Nhân vật có thể tự do thổ lộ tình cảm, cảm xúc, đưa ra những suy ngẫm, góc nhìn cá nhân về sự vật, sự việc. 

Câu 3: Trợ từ: mấy

Câu 4: Đề tài: Lòng kính trọng, biết ơn thầy cô.

Câu 5: Biện pháp tu từ: Liệt kê: "những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm..."

`->` Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK