Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 BÂY GIỜ BẠN Ở ĐÂU? Đó là một buổi học bình thường gần cuối năm học lớp Tám. Vừa bước...
Câu hỏi :

BÂY GIỜ BẠN Ở ĐÂU?

Đó là một buổi học bình thường gần cuối năm học lớp Tám.

Vừa bước chân vào lớp, tôi cảm thấy ngay một không khí khác thường bao trùm đến cả hơi thở. [...]

– Nhân vật chính đã đến! – Tiếng thằng Đinh, một trong những miệng lưỡi ác nhất đám con trai.

Tôi nhét cặp vào hộp bàn, ngẩng lên chợt bắt gặp nhiều đôi mắt đang đổ dồn về phía mình. Tôi lập tức hiểu rằng “nhân vật chính” chẳng phải ai khác, cũng lập tức nghĩ xem mình có làm điều gì khiến mấy chục cặp mắt phải có cái nhìn khác thường kia.  [...]...

Cô giáo vừa ra khỏi lớp, thằng Đinh lại oang oang:

– E hèm, bọn mày chú ý này, xem có hay như tiểu thuyết không nhé. Nàng có hai bím tóc xinh xinh như hai quả đào, vầng trán sao mà tinh khiết, thông minh, riêng đôi mắt thì lại buồn buồn thế nào ấy...

Mấy đứa con trai to mồm cười lên hô hố. Có vài đứa con gái cũng khúc khích cười theo.

Bấy giờ cái Thuỷ ngồi cạnh tôi mới thì thào vào vai tôi:

– Bọn nó đang đọc nhật kí của thằng Bình viết về mày đấy! Chả biết thằng Bình để quên sổ thế nào mà thằng Lượng trọ cùng nhà lại vớ được. [...]

Những ngày sau đó thật khủng khiếp đối với tôi. Tin về cuốn nhật kí của thằng Bình lan nhanh như gió từ lớp tôi ra khắp trường. [...]

Tôi bắt đầu thấy căm ghét thằng Bình. Nó chính là kẻ đã gây ra tai hoạ cho tôi – còn ai vào đây nữa! [...]

Chuyện cuốn nhật kí của Bình rồi cũng lùi vào quên lãng, nếu không có một hôm, vào năm thứ tư của tôi ở trường đại học, Đinh đột ngột xuất hiện. Chỉ tiếc là hôm Đinh đến tôi lại đi vắng. Lúc về, người ta chuyển cho tôi một gói quà nhỏ. Kẹp bên ngoài gói quà là lá thư ngắn Đinh gửi lại: “Tâm! Tìm mãi mới thấy Tâm. Mình vừa ra Bắc được ít tháng nay. Mình đã gặp Bình ở trong ấy và đã hứa chuyển tận tay Tâm “món quà” của Bình. Hãy coi đây là việc làm chuộc cái lỗi ngày xưa của mình với hai bạn. Bình nhắn “Một lần nữa xin lỗi Tâm!” đấy. Hẹn gặp lại”.

Tôi đã quên chuyện cũ từ lâu, giờ cầm cuốn sổ bìa nâu sậm, nỗi ám ảnh kinh hoàng xưa chợt trở về. Lại nhớ lần chuyện trò duy nhất giữa tôi và Bình hồi đó. [...]

– Mình xin lỗi Tâm! Nhưng mình thề là trong cuốn sổ ấy không hề có một điều gì xúc phạm Tâm. Nếu Tâm muốn, mình sẽ đưa Tâm xem...

Tôi, với nỗi uất ức dồn nén bao nhiêu ngày, bởi bao nhiêu người (mà mãi sau này tôi mới hiểu không hề có Bình trong số họ) bỗng hét lên:

– Đi đi, tớ không muốn nghe nữa! Không bao giờ tớ thèm đọc cuốn sổ của cậu đâu mà đưa!

Hè năm đó, gia đình Bình chuyển đi nơi khác. Tôi thật nhẹ cả người khi được bọn bạn thông báo tin ấy, hôm khai giảng năm học mới.

Thời buổi chiến tranh. Mỗi đứa mỗi nơi, ngay cả bạn bè cùng học với tôi đến hết cấp ba giờ nhiều đứa không liên lạc được gì với nhau huống chi Bình. [...]

Chữ Bình cứng cáp và phóng khoáng, rất dễ đọc. Đầy cuốn sổ là những trang nhật kí của một cậu học trò đang lớn, được giáo dục cẩn thận, quan tâm đến nhiều vấn đề ở xung quanh, giàu tình thương và trách nhiệm. Dành cho cô bé Tâm lớp 8A dạo đó là một số trang rải rác, bắt đầu như thế này. “Hôm nay mình nhận nhiệm vụ hộ tống mẹ đi chợ Tết. Chợ tỉnh có khác, đông quá, khác hẳn cái chợ huyện ngoài quê mình. Qua dãy hàng rau, mình chợt nhìn thấy một gương mặt quen (tuy rằng chưa quen lắm, vì mình mới đi học ở trường mấy buổi). Thì ra đó là một bạn gái cùng lớp mình, ngồi cạnh cửa sổ, ngay trước bàn mình. Đúng rồi, hai bím tóc như hai quả đào, gương mặt bầu bầu hiền hậu và đôi mắt buồn buồn mà mình chú ý ngay buổi đầu đến lớp. Tên bạn ấy là Tâm thì phải. Bữa nay Tâm mặc cái áo cánh gụ vá một miếng ở vai, nhìn lạ hẳn so với khi đi học. Không hiểu vì sao, nhìn bạn ấy ngồi bán rau giữa những người bán rau tiều tụy khác, mình thấy thương Tâm quá. Chắc là nhà Tâm nghèo lắm. Mình thì quá sướng. Chỉ có cái việc nấu bữa cơm chiều mà cũng không xong…”

Trở đi trở lại các trang nhật kí của Bình là nỗi day dứt về hoàn cảnh sống của gia đình tôi (không hiểu Bình biết được bằng cách nào?). Tôi càng đọc càng bồi hồi vì tấm lòng bạn. Lũ bạn lớp tôi hồi ấy quá vô tư, hầu như không đứa nào để ý đến gánh rau tôi đi bán hằng ngày. Duy chỉ có Bình – Bình ơi!

Thế mà Bình đã hi sinh dạo mùa xuân năm 1975, không cho tôi có được một lần gặp lại và xin lỗi. Cuốn sổ của Bình sẽ theo tôi đến hết đời....

Câu 8. Nêu đặc sắc nghệ thuật của truyện?

Câu 9. Trong văn bản, các nhân vật Đinh, Bình, Tâm xin lỗi nhau vì điều gì?

Câu 10. Trong câu chuyện, nhân vật  Tâm chuyển từ “căm ghét”, “uất ức dồn nén” đến cảm động và muốn được một lần gặp lại đẻ  xin lỗi Bình sau khi đọc cuốn nhật kí. Điều đó giúp em nhận ra những vẻ đẹp nào của nhân vật Bình? Hãy trình bày cảm nhận của em bằng đoạn văn khoảng 8 - 10 câu.

Câu 11. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học ý nghĩa nào cho bản thân?

helppppp

Lời giải 1 :

Câu 8: Đặc sắc nghệ thuật của truyện:

-Cách xây dựng hình tượng nhân vật thành công,thể hiện rõ nội tâm nhân vật.

-Phương thức biểu đạt tự sự.

Câu 9: Trong văn bản,các nhân vật xin lỗi nhau vì:

-Đinh: xin lỗi Bình và Tâm vì ngày xưa đã trêu chọc,xem nhật ký của Bình và đọc to lên cho cả lớp nghe nhằm chế giễu hai bạn.

-Bình: xin lỗi vì đã viết về Tâm trong cuốn nhật ký,mặc dù không có lời lẽ xúc phạm nào.

-Tâm: day dứt vì đã hiểu lầm Bình,rằng Bình chỉ thấy thương cho hoàn cảnh của gia đình Tâm lúc đấy (nghèo khó,phải ra chợ bán rau),thương Bình vì đã hi sinh dạo mùa xuân năm 1975,không có cơ hội để gặp mặt và xin lỗi Bình.

Câu 10: Trong câu chuyện,Tâm từ căm ghét,uất ức dồn nén đến cảm động và muốn được một lần gặp mặt để xin lỗi Bình sau những hiểu lầm ngày xưa.Cuốn nhật ký đã khiến Tâm hiểu được tấm lòng nhân ái,trong sáng của Bình.Tâm luôn muốn một lần gặp lại để xin lỗi Bình vì những hiểu lầm ngày còn đi học nhưng không thể vì Bình đã hi sinh trong chiến tranh năm 1975.Bình là một người bạn tốt,có tấm lòng nhân hậu,quan tâm,giúp bạn bè.Bình là người có trách nhiệm,đã viết thư xin lỗi tâm và giải thích những điều Tâm còn hiểu lầm.Cậu đã hi sinh ở nơi chiến trường nên không còn cơ hội nào để Tâm nói ra lời xin lỗi.Tuy nhiên,chúng ta có thể thấy Bình là một người sống có trách nhiệm,tinh tế,biết quan tâm người khác.Mặc dù đã hi sinh nhưng cậu vẫn sẽ là một người bạn tốt,sống mãi trong kí ức của Tâm.

Câu 11: Qua câu chuyện trên,tôi rút ra được những bài học ý nghĩa cho bản thân:

-Phải biết cẩn trọng khi đánh giá một con người hay một sự việc,không nên nhìn nhận một người hay sự việc qua vẻ bề ngoài.

-Bài học về tình bạn,tình yêu thương sâu sắc.

-Luôn nói lời xin lỗi sau những hành động sai trái của bản thân,rút kinh nghiệm để không tái phạm.

-Học cách cảm thông cho lỗi lầm của người khác.

Lời giải 2 :

$#Arii$

`8.`

`-` Đặc sắc nghệ thuật của truyện là : 

`@` Cách viết tường thuật với góc nhìn thứ nhất đã giúp người đọc có thể hòa mình vào những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật chính.

`@` Câu chuyện không chỉ là một câu chuyện học đường đơn thuần mà còn là một hành trình của sự thành thị và sự hiểu biết về bản thân và người khác.

`@` Kết cấu đa dang, có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa những cảm xúc buồn vui của nhân vật đã khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn.

`@` Tác giả không chỉ mô tả khái quát hành động bề ngoài mà còn đi sâu vào phân tích những suy nghĩ, cảm xúc và nhận thức của nhân vật một cách sâu sắc.

`@` Phong ngôn bình dị, gần gũi mà giàu sức gợi hình ảnh đã không chỉ góp phần tái hiện lại hình ảnh nhân vật mà còn gây dựng lại được bối cảnh xung quanh.

`@` Người kể kể chuyện và tường thuật lại câu chuyện dựa trên nhật kí của nhân vật phụ thay vì đi thẳng vào bài.

`9.` 

`-` Trong văn bản, các nhân vật Đinh, Bình và Tâm xin lỗi nhau vì :

`@` Bình xin lỗi Tâm vì chính cậu đã viết nhật kí với những lời miêu tả không hay về Tâm. Điều này đã khiến cho Tâm bị đồn đại và gặp nhiều khó khăn trong lớp học. 

`@` Đinh xin lỗi Tâm và Bình vì đã gây ra rắc rối cho Tâm và Bình vào thời điểm trước đó.

`⇒` Thể hiện sự nhận thức và sự thành tâm của các nhân vật đối với những hành động đã gây ảnh hưởng không tốt đến nhau trong quá khứ.

`10.`

`-` Trong câu chuyện, nhân vật Tâm đã chuyển từ căm ghét và uất ức dồn nén đến cảm động và mong muốn được gặp lại để xin lỗi Bình sau khi đọc cuốn nhật kí. Điều này đã một phần giúp em có thể nhìn nhận và thấy được nhiều những vẻ đẹp thanh cao vẫn đang ẩn chứa sâu trong con người của nhân vật Bình. Mặc dù cậu là người chủ mưu khi đã viết và đưa ra những lời miêu tả không hay về Tâm trong cuốn nhật kí, nhưng cậu lại là một người có tấm lòng nhân hậu và hết mực quan tâm, để ý đến người khác. Bình đã đặc biệt chú ý tới hoàn cảnh và cuộc sống của Tâm, để rồi cậu đã bộc lộ và để lại sự xót thương, đồng cảm trước chính số mệnh của một mảnh đời bất hạnh ấy. Chắc đó cũng là một trong các nguyên do lớn nhất, dẫn đến sự động lòng và thay đổi cách nhìn về Bình từ sự căm ghét sang sự cảm thông và mong muốn được gặp lại cậu của Tâm. Đến cuối cùng, so với sự hiểu lầm ban đầu, Tâm đã có thể hiểu và nhìn ra được con người thật của Bình `-` một người bạn giàu lòng khoan dung với một trái tim nhân hậu, vẫn luôn sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm của người khác.

`11.`

`-` Qua câu chuyện, bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra cho bản thân có lẽ là tầm quan trọng của sự tha thứ và khả năng nhìn nhận lại những sự việc từ nhiều góc độ khác nhau trong cuộc sống. Bởi lẽ, sự hiểu biết không đầy đủ về người khác có thể dẫn đến những hiểu lầm nghiêm trọng và còn để lại nhiều những hậu quả nặng nề đối với các bên. Không những vậy, khi ta không biết cách chấp nhận và tha thứ cho những lỗi lầm của người khác, đồng nghĩa với việc ta đang gạt bỏ đi cơ hội của người khác để họ được học hỏi và trở nên trưởng thành từ những trải nghiệm của bản thân mình. Vì vậy, không chỉ đơn thuần là thay vì kết luận và phán xét người khác dựa trên những thông tin hạn chế thì chúng ta cần phải biết tìm hiểu, nhìn nhận và cảm thông cho hoàn cảnh của người. Có như vậy, ta mới có thể tự gây dựng nên nhiều mối quan hệ tốt và trưởng thành hơn trong cuộc sống thông qua một góc nhìn toàn diện hơn.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK