Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 MỘT CƠN GIẬN (Trích) - Thạch Lam (1) (Tóm tắt phần trước: Thanh cùng những người bạn trò chuyện về...
Câu hỏi :

MỘT CƠN GIẬN

(Trích)

- Thạch Lam (1) –

(Tóm tắt phần trước: Thanh cùng những người bạn trò chuyện về những cơn giận và hậu quả của nó. Thanh cũng kể câu chuyện làm cho anh ân hận mãi. Vì sự bực tức không rõ nguyên nhân từ trước, cộng thêm việc mặc cả không thành và những lời nói khó chịu của người phu xe, cơn giận của Thanh lên đến đỉnh điểm. Trên đường đi, gặp cảnh sát, vì muốn trả thù, Thanh đã nói những điều bất lợi cho người phu xe, khiến anh ta phải chịu nộp phạt và bị thu xe. Sau hôm đó, cơn giận của anh cũng đã hết nhưng trong lòng lại dâng lên nỗi day dứt, kéo dài đến mấy ngày sau. Chính vì thế Thanh đã đi tìm đến nhà của người kéo xe đó.)

Lần ấy là lần đầu tôi bước vào một chỗ nghèo nàn, khổ sở như thế. Các anh thử tưởng tượng một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm mà nước đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà.[…]

Người phu xe Dư ở trong ấy. Tôi cúi mình bước vào, chỉ thấy tối như bưng lấy mắt và thấy hơi ẩm lạnh thấm vào tận trong mình. Có tiếng người đàn bà sẽ hỏi:

- Bẩm thầy muốn gì?

Khi mắt đã quen tối, tôi nhận thấy người đàn bà vừa hỏi, một bà già ở mép một chiếc giường tre mục nát kê ở sát tường. Sau lưng bà này, một người đàn bà nữa ngồi ôm trong lòng một vật gì hơi động đậy. Cả hai cùng ngước mắt lên nhìn tôi một cách ngạc nhiên và đầu họ chạm vào mái nhà thấp, đầy những mảng giẻ rách nát vắt trên xà.

- Bác Dư có nhà không?

- Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ.

Một vẻ sợ hãi thoáng qua trên mặt đủ tỏ cho tôi biết họ không nói thật, tôi giảng giải:

- Không, cụ cứ nói thật cho tôi biết. Tôi đến để giúp bác ta chứ không có ý gì khác.

Bà cụ nhìn tôi nghĩ ngợi một lát rồi nói:

- Thế thầy đã biết việc chú nó bị bắt xe hôm nọ?

Tôi gật đầu ra hiệu cho bà cụ cứ nói.

- Hôm ấy cai nó phải đem tiền lên nộp phạt để chuộc xe về. Chú nó đã xin khất với cai để rồi trả dần số tiền đó. Nhưng nó nhất định không nghe, bắt phải trả một nửa ngay. Khốn nạn, thì lấy đâu ra mà trả. Thế là bị nó đánh một trận thừa sống thiếu chết thầy ạ. Khi về đây lê đi không được nữa. Thế mà nó còn bắt mai phải trả ngay.

Người đàn bà ngồi trong cất tiếng ốm yếu nói theo:

- Nó còn bảo hễ không trả nó sẽ bắt lấy thẻ.

- Thế bây giờ bác ta đâu?

Bà cụ trả lời:

- Đi ngay từ hôm ấy, mà không biết đi đâu. Đã ba hôm nay chúng tôi dò mà không thấy. Chắc là sợ cai không dám về nữa, dù có về mà không có tiền cũng chết với nó. Thật cũng là cái vạ; nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi xe không biết nói với người đội xếp thế nào mới bị bắt, chớ không cũng chẳng việc gì.

Tôi yên lặng.

Bà cụ chép miệng, chỉ người đàn bà ngồi sau:

- Tội nghiệp cho vợ con chú đây, ốm đã mấy ngày hôm nay không có thuốc. Đứa cháu không biết có qua khỏi được không.

Tôi đứng lại gần xem.

- Cháu nó sài (2) đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đỡ. Mấy hôm nay vì không có tiền mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi được.

Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc.

Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rơm rớm nước mắt. Một cảm giác nghẹn ngào đưa lên chẹn lấy cổ. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực. […]

- Cái kỉ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuổi tôi mãi mãi đến tận bây giờ, rõ rệt như các việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có thể tàn ác một cách rất dễ dàng. Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, tôi lại thấy đau đớn trong lòng như có một vết thương chưa khỏi.

                            (Trích Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2020, tr.59 - 62)

Chú thích:

(1) Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Lân - thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Tác phẩm của ông thể hiện niềm cảm thương kín đáo mà sâu sắc đối với cuộc sống của những người dân nghèo nơi phố huyện ở ngoại ô Hà Nội hay của những trí thức bình dân.

(2) sài: tên gọi chung các bệnh nội khoa lâu khỏi ở trẻ em.

Câu 1.  Anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)  phân tích nhân vật tôi trong văn bản đọc hiểu trên.

Giúp mình với nhé!

Lời giải 1 :

Đáp án:

Trong đoạn trích " một cơn giận " của Thạch Lam, nhân vật " tôi" được khác họa với sự thức toinhr trong lương tâm, hối hận và sự day dựt, dằn vặt sau khi gây ra hậu qur cho người phu xe Dư. Ban đầu, nhân vật "tôi" đã để cơn giận lấn át lý trí, dẫn đến hành động vô tình nhưng tàn nhẫn, khiến người phu xe Dư phải chịu nộp phạt và bị thu xe. Sau đó, sự áy náy và cắn rứt lương tâm đã thúc đẩy nhân vật "tôi" đến tìm gặp gia đình người phu xe để tìm cách sửa chữa sai lầm của chính bản thân mình gây ra. Khi bước vào ngôi nhà tồi tàn, ẩm thấp của gia đình Dư, nhân vật "tôi" bị choáng ngợp bởi cảnh nghèo khó và đau thương. Sự hiện diện của hai người phụ nữ yếu ớt, bệnh tật cùng với đứa trẻ ốm yếu đã khiến "tôi" nhận ra mức độ nghiêm trọng của những hành động mình. Từ đó, "tôi" cảm thấy một cảm giác nghẹn ngào, xót xa dâng trào trong lòng. Nhân vật "tôi" không chỉ đơn thuần bày tỏ sự hối hận mà còn hành động thực tế bằng cách giúp đỡ gia đình người phu xe bằng tờ giấy bạc năm trăm đồng . Sự thức tỉnh lương tâm  và lòng từ bi của "tôi" đã làm nổi bật phẩm chất nhân văn sâu sắc, đồng thời gửi gắm thông điệp về sự cần thiết của lòng nhân ái và phải có trách nhiệm với những hành động của mình gây ra.  Thạch Lam qua đó cũng nhấn mạnh rằng con người có thể tàn ác một cách vô tình, nhưng cũng có thể sửa chữa sai lầm bằng tình thương, hối lỗi và sự đồng cảm chân thành.

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK