Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Tìm 3 văn bản (thơ/văn) có sử dụng thành ngữ. Trích dẫn câu thơ/ văn có chứa thành ngữ. Nêu...
Câu hỏi :

Tìm 3 văn bản (thơ/văn) có sử dụng thành ngữ. Trích dẫn câu thơ/ văn có chứa thành ngữ. Nêu hiệu quả sử dụng của thành ngữ đó

Lời giải 1 :

`@` Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương:

Thân em thời trắng phận em tròn,

Bảy nổi ba chìm mấy nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

 `=>` Câu văn chứa thành ngữ: Bảy nổi ba chìm với nước non.

`=>` Hiệu quả:

`+` Thể hiện sự long đong, vất vả của người phụ nữ trong xã hội xưa. Cho thấy sự chìm nổi trong số phận của người phụ nữ.

`+` Thể hiện sự đồng cảm, xót thương của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ.

`+` Làm tăng thêm giá trị nhân đạo, tăng sức diễn đạt, tạo nhiều ý nghĩa cho bài thơ.

`@` Nói với con - Y phương:

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

`=>` Câu văn có chứa thành ngữ: Lên thác xuống ghềnh:

`=>` Hiệu quả:

`+` Chỉ sự khó khăn, vất vả, cơ cực, gian truân mà cuộc sống đặt ra nhằm thách thức con người trưởng thành.

`+` Thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương của cha dành cho con qua lời răn dạy đầy sâu sắc và triết lý.

`+` Làm đoạn thơ cô đọng nhiều ý nghĩa, triết lý.

`+` Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

`@` Bếp lửa - Bằng Việt:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

`=>` Câu văn có chứa thành ngữ: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

`=>` Hiệu quả:

`+` Thể hiện sự cơ cực, vất vả, gian truân và sự tỉ mỉ, yêu thương cháu của người bà. 

`+` Gợi cho ta đôi bàn tay chịu thương, chịu khó, trải qua biết bao nắng mưa để cháu có ngày hôm nay.

`+` Thể hiện nỗi bồi hồi, xúc động, sự biết ơn, trân trọng của người cháu dành cho bà.

`+` Ca ngơi tình cảm gia đình biết quan tâm, sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau.

`+` Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, gây ấn tượng mạnh với người đọc.

Lời giải 2 :

Đáp án + Giải thích các bước giải:

 `1.` "Kiều ở Lầu Ngưng Bích" - Nguyễn Du

`+` Câu thơ : "Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ"

`+` Thành ngữ : "Quạt nồng ấp lạnh"

`->` Tác dụng : 

`+` Làm câu thơ giàu giá trị biểu cảm

`+` Gợi tả hình ảnh Kiều ở nơi xa vô cùng lo lắng cho cha mẹ, không biết ai là người chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ

`+` Diễn tả sâu sắc nỗi nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ

`+` Qua đó, Nguyễn Du thể hiện ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế và tấm lòng trân trọng , ngợi ca dành cho Kiều

`2.` "Viếng lăng Bác" - Viễn Phương

Câu thơ : "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"

Thành ngữ :"Bão táp mưa sa"

`->` Tác dụng :

`+` Làm câu thơ giàu giá trị  biểu cảm

`+` Gợi những khó khăn, gian khổ, bao thăng trầm chống giặc ngoại sâm mà dân tộc ta phải trải qua

`+` Qua đó, thể hiện niềm xúc động, tự hào của Viễn Phương trước sự kiên cường, bất khuất của con người Việt

`3`. "Bếp lửa" - Bằng Việt

Câu thơ : "Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi"

Thành ngữ : "Đói mòn đói mỏi"

`->` Tác dụng : 

`+` Làm câu thơ giàu giá trị biểu cảm

`+` Gợi nạn đói khủng khiếp năm `1945` với hơn `2` triệu đồng bào ta bị chết đói

`+` Nhấn mạnh cái đói dai dẳng, kéo dài khiến con người rã rời, kiệt sức

`+` Gợi nỗi ám ảnh của người cháu về nạn đói

`+` Qua đó tác giả thế hiện nỗi xúc động, nhớ bà, biết ơn bà vì đã nuôi nấng cháu trong những năm đói khổ

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK